Một số người cho rằng, trong thời điểm hiện tại khi các sản phẩm cũ đã xuất hiện tràn lan, các sản phẩm sinh sau đẻ muộn khó có cơ hội cạnh tranh với những sản phẩm cũ. Tuy nhiên thực tế, nhờ đổi mới và sáng tạo, cả trong phương thức kinh doanh, truyền thông lẫn sản xuất, một số doanh nghiệp đã vươn lên dẫn đầu thị trường, số khác thì doanh thu tăng chóng mặt cả trong thời điểm khủng hoảng. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để thành công trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, đặc biệt là ở trong mảng marketing? Hãy cùng Blog Kinh Doanh Việt tìm hiểu bí quyết để lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới thật hoàn hảo ngay dưới đây.
Tại sao cần phải có kế hoạch marketing cho sản phẩm mới?
Kế hoạch marketing ra đời với mục đích: tìm hiểu thị trường, khách hàng và đối thủ. Việc phác thảo một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là một việc rất quan trọng, trước tiên là đưa sản phẩm tới càng nhiều người dùng càng tốt, và sau đó là có thể có và giữ chân được khách hàng, dự báo được sự thay đổi của thị trường, xu hướng và cả những ý tưởng mới cho sản phẩm.
Yếu tố chính của việc lập kế hoạch marketing là để tiếp cận gần hơn tới khách hàng, hiểu được họ thích gì và họ mong muốn gì? Đồng thời bản kế hoạch còn giúp bạn biết thêm được các thông tin đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm có liên quan, điểm mạnh, điểm yếu. Xác định đúng các yếu tố trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết sự thay đổi của thị trường và đưa ra những quyết định đúng đắn.
Các bước cần khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Nếu sản phẩm của bạn là một sản phẩm mới hoàn toàn, chưa có đối thủ cạnh tranh và những tên tuổi thương hiệu sẵn có, thì đơn giản bạn có thể nghiên cứu một kế hoạch marketing theo các ý sau:
– Giới thiệu thương hiệu ( tên sản phẩm, slogan, thiết kế logo, hình ảnh thương hiệu)
– Phân tích thị trường ( phân tích đối tượng, xu hướng, đối thủ cạnh tranh…)
– Mục tiêu chiến lược marketing ( ý tưởng quảng cáo, chiến lược dài hạn hoặc ngắn hạn, kênh tiếp thị là gì, quảng bá có hệ thống các thông điệp của sản phẩm)
– Dự trù ngân sách ( tính toán mọi chi phí cần cho một kế hoạch marketing dài hơi)
– Kế hoạch hành động cụ thể ( chi tiết hóa những công việc cần làm, giao nhiệm vụ cho các đầu mối liên quan, liên kết giữa các bộ phận), nên có một kế hoạch dự phòng để tránh những trường hợp kế hoạch bị bể và không có biện pháp dự phòng.
– Đánh giá và kiểm soát
Còn nếu sản phẩm của bạn là những sản phẩm sinh sau đẻ muộn, và muốn cạnh tranh với những tên tuổi đi trước, thì ắt hẳn bạn sẽ cần một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới độc đáo hơn rất nhiều so với một sản phẩm mới toanh như trên. Dưới đây là một số bí quyết để kế hoạch marketing của bạn trở nên hoàn hảo hơn:
-
Tập trung vào ợi thế giá cả sản phẩm
Chiến lược cần lưu ý nhất cho những người đến sau là giành lấy thị phần nhờ bán sản phẩm với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ chưa có những khách hàng thân thiết tiềm năng, thì một sản phẩm có cùng chất lượng nhưng lại được bán với giá thấp hơn sẽ có ưu thế và có cơ hội giành phần lớn thị phần – ít nhất là trong thời gian ngắn. Các doanh nghiệp đi trước thường đáp lại bằng nhiều chiêu như tăng cường khuyến mãi và giảm giá cho khách hàng. Nếu công ty đến sau đủ mạnh để tồn tại được trong cuộc chiến giá cả này, họ có thể giành được chỗ đứng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp đi trước phải chia sẻ thị phần với mình. Nhưng trong trường hợp này, khả năng rủi ro là khá cao.
Ví dụ điển hình và mới nhất là chiến lược marketing của Bitis dành cho sản phẩm giày Hunter. Tuy những kiểu dáng thể thao của dòng giày này đã được rất nhiều thương hiệu giày nổi tiếng thế giới như Adidas, Nike sử dụng, nhưng sau khi được tung ra thị trường Việt, Hunter vẫn gây ấn tượng với người dùng vì chất lượng tốt mà giá chỉ bằng 1/3 so với các hãng nước ngoài. Nó đáp ứng cả phần nhìn lẫn giá cả tại thị trường Việt Nam. Nhờ chiến dịch marketing thành công, sản phẩm này đã giúp Bitis lấy lại tiếng tăm sau hàng chục năm vắng bóng.
-
Tạo ra hoặc tăng thêm giá trị gia tăng, sự tiện dụng của sản phẩm
Cuộc chiến giá cả có thể đáp ứng theo nhu cầu trước mắt chứ chưa hẳn là nền tảng để bạn tạo ra sự khác biệt (vì giá cả của bạn sẽ khó có thể cạnh tranh được với những sản phẩm nhập lậu khác trôi nổi trên thị trường), vậy nên bạn hãy chú ý tới một yếu tố khác đó là đưa ra các tiện ích khác kèm theo sản phẩm chính.
Ví dụ, chỉ cần thay đổi 1 chút về bao bì sao cho bắt mắt với những thiết kế khác lạ hoặc cải thiện những dịch vụ hậu mãi là có thể tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, bạn không cần phải thêm công dụng mới cho sản phẩm, nhưng hãy tập trung vào những đặc tính đã có của sản phẩm mà chưa khai thác nhiều. Chẳng hạn bạn chuyên sản xuất và kinh doanh nước xả vải, sản phẩm của bạn có thể không khác gì đối thủ, nhưng nếu chiến lược tiếp thị tập trung vào yếu tố nguyên liệu an toàn và sạch thì nó đã trở thành một yếu tố hút khách hơn các sản phẩm nước xả vải khác rồi đấy.
-
Các chiến dịch khuyến mãi
Một chiến lược marketing khác cho những doanh nghiệp mới ra nhập thị trường là tổ chức các chương trình khuyến mãi mà các hãng khác không cung cấp nhằm chiếm được sự quan tâm và lòng tin của người mua. Có thể kể đến các chiêu khuyến mãi của những hãng di động nổi tiếng trên thế giới như Samsung, Apple… thì những chiến dịch như tặng phiếu giảm giá, bảo hành 1 đổi 1 hay mua sản phẩm giá rẻ khi cam kết với công ty luôn được nhiều người chú ý tới.
Ngoài việc tự bản thân mình tung ra các chương trình khuyến mãi, các bạn có thể tìm đến một số đối tác có liên quan tới sản phẩm để cùng kết hợp làm một chuỗi khuyến mại. Có thể thấy như việc Samsung liên kết tặng vé xem phim miễn phí vào cuối tuần cho khách hàng ở cụm rạp sang chảnh nhất Việt Nam – CGV cũng là một chiêu khuyến mãi đầy thông minh và mới lạ phải không nào.
-
Bủa vây thị trường bằng mạng lưới phân phối dày đặc
Trong kế hoạch marketing cho sản phẩm mới của mình bạn có thể xây dựng hệ thống nhà phân phối lớn mạnh và có độ phủ sóng cao. Xu hướng hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng khai thác nhiều kênh phân phối cùng lúc, gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng bán lẻ, đại lý bán buôn, kiot,…
Đội ngũ bán hàng cũng giúp việc đưa các sản phẩm mới đến với người dùng nhanh và đầy đủ nhất. Không chỉ trang bị kiến thức mà kĩ năng bán hàng cũng là điều mà những ông bà chủ cần chú ý. Ngoài việc tìm những nhân viên sale tốt, thì công ty nên đào tạo, tổ chức các buổi event để giúp nhân viên của mình trao đổi, học tập lẫn nhau.
Với những phân tích trên, Kinh Doanh Việt tin rằng bạn và doanh nghiệp của mình sẽ có những lựa chọn đúng đắn cũng như đầu tư công sức vào kê hoạch marketing cho sản phẩm mới của mình vì nó sẽ quyết định phần lớn độ thành hay bại của sản phẩm mới đó.