5 lời khuyên bạn cần biết trước khi kinh doanh nhà hàng

Nhà sáng lập của Euro Foods – Shelim Hussain muốn dành cho bạn đôi lời khuyên cần thiết giúp phát triển công việc kinh doanh nhà hàng  và thực phẩm của mình.

Có khá ít rào cản để gia nhập môi trường kinh doanh thực phẩm, nhà hàng và đồ ăn mang đi. Bạn có thể nhanh chóng khởi nghiệp bằng việc kinh doanh đồ ăn như với đồ ăn sáng hoặc đồ ăn vặt,…nhưng để duy trì và phát triển công việc ấy thì không dễ dàng chút nào. Khi tôi bắt đầu khởi nghiệp năm 17 tuổi, tôi chỉ có vỏn vẹn 20 USD trong túi. Đến nay, để bắt đầu bạn sẽ cần nhiều hơn thế. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đây không phải là nguồn vốn quá ấn tượng, nhưng hãy chú ý rằng bạn sẽ cần làm việc rất nhiều để có thể hoàn trả đủ con số này về sau. Bạn có thể nghe và đọc được rất nhiều những lời khuyên hữu ích khác nhưng chỉ đến khi thực sự bắt tay vào kinh doanh, bạn sẽ biết được đâu là lời khuyên giành cho bạn.

Shelim Hussain – nhà sáng lập của EuroFood

Luôn luôn tìm ra con đường để nâng cao và gia tăng lợi nhuận là điều bạn cần nhớ và thực hiện thường xuyên. Và hãy lắng nghe những gợi ý, chúng có thể đến từ bất kỳ nơi đâu, từ bất kỳ ai. Một trong những ý tưởng kinh doanh của tôi đến từ việc lắng nghe các đầu bếp – những người đang phàn nàn về việc chế biến món samosa. Để làm một chiếc samosa, bạn sẽ cần làm vỏ bánh, sau đó thêm thịt và rau vào bên trong và chiên ròn chúng. Tất cả những công đoạn này sẽ mất gần nửa tiếng nhưng bạn chỉ có thể bán được 1,5 USD cho mỗi chiếc bánh. Tôi quyết định sẽ chuyển sang sản xuất hàng loạt với món samosa để có thể chung cấp ngay lập tức cho các nhà hàng và các quán ăn nhanh. Điều đó có nghĩa là các đầu bếp có thể tập trung hơn vào các món ăn mang lại nhiều lợi nhuận hơn và có thể giải quyết một vấn đề cơ bản trong ngành công nghiệp thực phẩm. Từ những kinh nghiệm của mình, tôi muốn đem đến 5 lời khuyên quan trọng cho bạn khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng hoặc cửa hàng ăn nhanh.

1. Nhận diện thị trường ngách

Khi tôi bắt đầu vào 25 trước như một người chủ của nhà hàng và dịch vụ đồ ăn mang đi, tôi đã làm việc trải với 5 hay 6 nhà cung cấp khác nhau với từ dịch vụ cho đến thực phẩm. Trở thành một cửa hàng dừng chân 1 lần đã tạo ra sự khác biệt cho chúng tôi. Nếu bạn bắt đầu một dự án kinh doanh có ý tưởng khá giống những nhà hàng, quán ăn đang có trên thị trường, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ đem lại điều gì đó khác biệt cho khách hàng.  Và nếu bạn đang có một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn mới, bạn sẽ cần nỗ lực làm việc rất nhiều để đem lại sự khác biệt trước khi các đối thủ khác “sao chép” ý tưởng ấy. Và khoảng thời gian này thường là 6 tháng để các đối thủ khác xuất hiện và cạnh tranh với bạn. Hãy tạo sự khác biệt cho ý tưởng kinh doanh nhà hàng của mình, lựa chọn thị trường ngách phù hợp và phát triển ý tưởng ấy.

2. Luôn thực tế về tiền lương

5 lời khuyên bạn cần biết trước khi kinh doanh nhà hàng

Cùng với việc viết ra bản kế hoạch kinh doanh cụ thể cho nhà hàng của mình, bạn cũng cần một kế hoạch để làm thế nào bạn có thể sống mà không có thu nhập trong 12 tháng đầu tiên kể từ khi khởi nghiệp. Đây là mọt sự thật “đắng lòng” mà bạn sẽ phải đối mặt. Bắt tay vào kinh doanh là bạn sẽ cần trả lương cho đầu bếp, phụ bếp, phục vụ….cùng với các khoản chi tiêu khác. Nếu bạn quyết định sẽ tự trả lương cho bản thân, hãy nhìn nhận một cách thực tế và tỉnh táo vào công việc kinh doanh của bạn đang diễn ra thế nào. Bạn có thể cần ưu tiên giành tiền để đầu tư cho nhà hàng lên trên các nhu cầu của bản thân đó.

  1. 3. Các nhà cung cấp tốt là rất quan trọng

Kinh doanh thực phẩm không phải là quá khó. Bạn có thể bán bất kỳ món ăn, đồ uống nào với chất lượng tốt và mức giá phải chăng. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, bạn sẽ cần ai đó có thể cung cấp nguyên liệu chế biến chất lượng cao cho bạn. Bạn sẽ không thể bán được gì nếu bạn không có chúng. Đó chính là nguyên nhân vì sao các kế hoạch và dòng tiền là những điều rất quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Bạn cần chắc chắn rằng mình có đủ tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản để trả cho các nhà cung cấp. Nếu không có họ, bạn sẽ không có nguyên liệu chế biến và không thể bán được bất cứ món ăn nào.

4. Kiểm tra lợi nhuận và chi phí

Kiểm tra lợi nhuận và chi phí thường xuyên

Điều bạn cần quan tâm không phải là bạn đang tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, mà là bạn đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để đạt được chúng. Là một nhà kinh doanh, bạn luôn cần kiểm soát chặt chẽ các chi phí của mình. Đừng như một tên ngốc luôn bận rộn chạy quanh nhà hàng để tạo ra một ít lợi nhuận không đáng giá. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể thu hút nhiều khách hàng bằng việc thu lợi nhuận thấp, điều gì sẽ xảy ra khi bạn muốn thu nhiều lợi nhuận hơn? Đó sẽ là quyết định khó khăn. Bạn có thể nhanh chóng có nhiều khách hàng vào những ngày đầu kinh doanh với chiến lược giá thấp nhưng họ sẽ nhanh chóng rời khỏi bạn ngay khi bạn nâng giá dịch vụ và đồ ăn. Vì vậy, hãy lựa chọn chiến lược giá phù hợp để cân bằng giữa lợi nhuận và chi phí cho nhà hàng của mình.

5. Luôn chăm sóc khách hàng

Nếu bạn có những món ăn hấp dẫn, những nhà cung cấp tuyệt vời cùng giá bán phù hợp và thực khách thường xuyên quay lại nhà hàng, cũng đừng xem những điều này là điều hiển nhiên nhé. Dịch vụ khách hàng là chìa khóa quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm và đừng bao giờ rời mắt khỏi cuộc chơi. Bạn sẽ cần trang bị một hệ thống tại nhà hàng, giúp bạn có thể quản lý và bao quát các dịch vụ mà nhà hàng đang cung cấp. Từ đây bạn có thể nhận ra bất cứ thiếu sót nào trước khi khách hàng nhận ra được.

Shelim Hussain đã sáng lập nên hệ thống Euro Food vào năm 1991 và hiện đã trở thành nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất thị trường Anh Quốc với các thực phẩm Châu Á với niềm đam mê sản phẩm chất lượng cao như hải sản, thịt, gia cầm, rau củ… Những lời khuyên của Shelim Hussain hy vọng sẽ giúp bạn nuôi dưỡng và hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh thực phẩm và nhà hàng của mình.


Chia sẻ bài viết này