Bí quyết để khách hàng quay trở lại website bán hàng (P1)

Tận dụng mạng Internet với khả năng kết nối toàn cầu, kinh doanh online đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đối với khách hàng, việc mua sắm đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, không cần phải đi đâu xa cũng không cần tốn chi phí di chuyển, chỉ cần ngồi nhà nhấp chuột là mọi thứ đều xếp hàng ngoài cửa. Còn đối với người bán hàng, chẳng cần mặt bằng phức tạp, chẳng cần trang thiết bị tối tân, chỉ với một chiếc máy tính họ vẫn có thể thu được cả trăm triệu một tháng. Thế nhưng, không có nghĩa là kinh doanh online không cần sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ nào, thậm chí còn dùng khá nhiều là đằng khác, một trong số đó chính là website. Website đóng vai trò như cửa hàng vật lý, và nếu muốn thành công thì bạn phải làm sao thu hút được càng nhiều người ghé qua càng tốt, quan trọng nhất là sau đó họ phải chuyển đổi thành khách hàng thực sự và thường xuyên quay trở lại. Vậy làm thế nào để khách hàng quay lại website bán hàng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bí quyết sau nhé!

Làm thế nào để khách hàng quay lại website bán hàng?

1. Tối ưu hóa thiết kế website

Bạn có muốn quay trở lại một cửa hàng tồi tàn, trang trí nhếch nhác với hàng đống thứ đồ lỉnh kỉnh lần thứ hai không? Kể cả cửa hàng kia bán những sản phẩm chất lượng thì cũng rất khó thuyết phục bạn làm điều đó. Tương tự như vậy, một website bán hàng được thiết kế cẩu thả, giao diện rối mắt, không tích hợp đầy đủ công cụ hỗ trợ mua sắm, thông tin thiếu sót thì vĩnh viễn đừng bao giờ hi vọng khách hàng sẽ ghé qua lần nữa. Tối ưu hóa thiết kế website bán hàng là một điều rất quan trọng, cần được làm ngay từ khi bạn lên kế hoạch kinh doanh online và hoàn thiện trong quá trình vận hành.

Nếu bạn không phải là một người thiết kế trang web chuyên nghiệp thì tốt nhất hãy thuê bên ngoài thực hiện, nhưng cần chú ý một số điểm quan trọng sau:

Trang chủ và trang mô tả sản phẩm

Website bán hàng khác một website tin tức, bạn phải cho khách hàng biết bạn đang có những sản phẩm gì, thế nên tại trang chủ cần đặc biệt chú ý phần giao diện liệt kê danh sách sản phẩm, càng dễ nhìn, dễ tìm kiếm càng tốt. Còn trang mô tả sản phẩm thì nên cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về tính năng, giá cả, đặc điểm kĩ thuật, hướng dẫn sử dụng,… của sản phẩm, hình ảnh minh hoạ phải sống động, chân thực và bắt mắt.

Thông tin website

Giống như cửa hàng vật lý cần địa chỉ thì website cũng cần có những thông tin cơ bản để khách hàng dễ nhận dạng và liên hệ. Ngoài ra bạn cũng cần thêm vào một số cam kết để tăng độ uy tín cho website.

Công cụ mua sắm

Website của bạn được thiết kế để bán hàng trực tuyến chứ không phải trưng bày sản phẩm nền cần đặc biệt chú ý đến những công cụ hỗ trợ mua sắm như giỏ hàng, so sánh, thanh toán, vận chuyển.

Hình ảnh, âm thanh, màu chủ đạo

Có nhiều hình ảnh mô tả sản phẩm là tốt, chèn thêm một số video giới thiệu cũng rất hữu ích, thế nhưng chỉ nên dừng ở mức độ vừa phải, đừng biết website bán hàng của bạn thành nơi tạp nham. Chưa kể nếu bạn đưa quá nhiều tệp đa phương tiện vào website sẽ làm chậm quá trình tải trang. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến màu chủ đạo, từ 2 đến 3 màu là đủ, không cần nhiều sẽ làm rối mắt.

Khi bạn tối ưu hóa thiết kế của website, mang đến giao diện thân thiện, tích hợp tính năng tiện ích sẽ tạo ra ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng, tỷ lệ họ quay trở lại lần sau cũng cao hơn.

2. Khai thác tối đa Marketing Online

Hãy tận dụng các kênh Marketing Online

Điều khiến kinh doanh online “hot” đến như vậy không chỉ vì nó giúp cả người bán lẫn người mua tiết kiệm chi phí và thời gian, mà còn vì khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng trên Internet, tạo điều kiện tốt cho tiếp thị trực tuyến phát triển. Marketing online ngoài tác dụng truyền thông thương hiệu, thu hút khách hàng mới còn có thể giúp bạn giữ chân khách hàng cũ, khiến họ thường xuyên quay trở lại website của mình.

Rất nhiều phương pháp Marketing Online khác nhau có thể làm được điều này, thông dụng nhất là thường xuyên tổ chức khuyến mãi, sự kiện đặc biệt hay thông báo sản phẩm mới. Ngoài ra bạn nên tận dụng mạng xã hội, lập những fanpage để giữ liên hệ với khách hàng cũ. Việc lập kế hoạch chăm sóc khách hàng cũng cần phải thực hiện ngay từ đầu, càng chi tiết càng tốt. Bạn cần cho khách hàng thấy website của mình luôn được đổi mới, rằng bạn vẫn thường quan tâm đến họ và dành cho họ các ưu đãi đặc biệt.

3. Liên kết với website khác

Tham gia mạng liên kết cũng là một cách khá tốt để thu hút khách hàng mới cũng như khiến khách hàng cũ thường xuyên quay lại website của mình. Các trang web liên kết thường có chung tập khách hàng hoặc nằm trong chuỗi kinh doanh, bạn có thể đặt những banner quảng cáo của mình tại các website đó.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Làm thế nào để phát huy sức mạnh Marketing truyền miệng? (P1)

Làm thế nào để phát huy sức mạnh Marketing truyền miệng? (P2)

Bí quyết để khách hàng quay trở lại website bán hàng (P2)


Chia sẻ bài viết này