8 bí quyết quản lý siêu cấp không phải ai cũng biết (P2)

Đọc xong bài viết 8 bí quyết quản lý siêu cấp (P1) chắc bạn đã có được những kinh nghiệm quý giá rồi phải không, và bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ 4 bí quyết nữa, hi vọng rằng sẽ giúp ích cho quá trình quản lý của bạn.

5. Bí quyết quản lý theo mục tiêu S.M.A.R.T

Bước đầu tiên trong quy trình quản lý bất kỳ tổ chức nào là hoạch định mục tiêu để từ đó lên chiến lược, kế hoạch thực hiện. Từ đó có thể thấy việc tìm ra mục tiêu quan trọng thế nào, nếu không biết cách rất có thể bạn sẽ phải đi đường vòng, vừa tốn thời gian vừa làm việc vô nghĩa. Vậy nên hãy tìm mục tiêu theo bí quyết S.M.A.R.T với những lưu ý sau:

Specific – Cụ thể, rõ ràng

Bạn muốn thành công, bạn muốn việc kinh doanh của đội nhóm mình phát triển, nhưng nếu cứ đặt ra mục tiêu mơ hồ như thế thì bạn định hướng cho công việc sắp tới như thế nào, rồi nhân viên của bạn dựa vào đâu để cố gắng, bạn lấy mốc gì để đánh giá hiệu quả? Thế nên khi tìm kiếm và đặt ra mục tiêu bạn hãy cụ thể hóa nó bằng những cột mốc rõ ràng, ví dụ bạn muốn nhóm mình tháng này phải đạt được doanh số 120 triệu, vượt mức tháng trước 20% chẳng hạn. Nhìn vào con số đó bạn và nhân viên của mình sẽ biết mình phải làm gì để có doanh số như thế.

Measurable – Có thể đo lường được

Thay vì đề ra mục tiêu chung chung “cao nhất có thể”, “sớm nhất có thể”,… thì hãy đưa ra con số chính xác để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Ví dụ bạn muốn nhân viên trả lời email của khách hàng thật sớm, thì hãy yêu cầu họ trả lời trong vòng tối đa 30 phút. Nhờ những mục tiêu đo lường được như vậy nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn.

Achievable – Vừa sức

Dùng giới hạn để phá vỡ giới hạn, nhưng không có nghĩa bạn cứ tăng mục tiêu lên thế nào cũng được. Bạn cần phải nhìn vào năng lực của nhân viên, xem tiềm năng của họ, đánh giá khách quan những yếu tố ảnh hưởng để từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp, không quá dễ dàng cũng không quá xa vời. Mục tiêu quá cao chỉ làm cho nhân viên bạn nhụt chí mà thôi.

Realistics – Thực tế

Mục tiêu cao nhưng một thời điểm nào đó trong tương lai bạn sẽ có thể đạt được, nhưng mục tiêu ảo tưởng thì vĩnh viễn bạn cũng không với tới. Ví dụ bạn muốn tháng sau cả nhóm kiếm được 1 tỷ, trong khi tháng vừa rồi doanh số chỉ mới ngấp nghé 100 triệu. Ảo tưởng mà không có cơ sở sẽ khiến những gì bạn nói trở thành trò cười cho cấp dưới mà thôi.

Timebound – Có thời hạn

Bất kỳ một mục tiêu nào cũng chỉ đúng trong một bối cảnh nhất định, một khoảng thời gian cố định mà thôi. Như hiện tại, khi đội nhóm của bạn mới thành lập thì mục tiêu chỉ cần 120 triệu, nhưng một năm sau không thể cứ mãi là 120 triệu được, phải tăng lên. Thời hạn của mục tiêu vừa mang đến động lực hoàn thành cho mọi người vừa là cột mốc để bạn nhìn lại và đánh giá hiệu quả.

6. Lắng nghe mọi người

Bạn là nhà quản lý, dù bạn điều hành hoạt động của mọi người nhưng không có nghĩa bạn tự cho phép mình đứng trên người khác rồi tách khỏi đội nhóm. Dù ai đứng ở vị trí nào cũng có vai trò của họ, họ được quyền lên tiếng đóng góp cho tổ chức. Muốn là người quản lý giỏi bạn phải biết lắng nghe mọi người trình bày, nghe nguyện vọng của họ. Chính từ các ý kiến khách quan này mà tầm nhìn của bạn sẽ được mở rộng hơn, bạn có thể bao quát được tổ chức để từ đó đưa ra chiến lược đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của tất cả mọi người.

7. Hãy tạo ra sự khác biệt

Một bí quyết quản lý rất quan trọng nữa là hãy tạo ra sự khác biệt cho đội nhóm mà bạn phụ trách, như vậy bạn mới có thể bứt phá vươn tới đích nhanh chóng hơn. Điều này phụ thuộc vào chiến lược và cách mà bạn thực hiện. Ví dụ như để tạo sự gắn kết trong đội nhóm bạn có thể phân công công việc chuyên môn, cả quy trình được chia ra từng giai đoạn cho mỗi người phụ trách, nếu muốn thành công thì buộc mọi người trong đội phải phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.

8. Học hỏi từ những sai lầm

Làm nhà quản lý cũng không đồng nghĩa với việc bạn toàn năng, cái gì cũng biết, cái gì cũng hiểu, bạn chỉ có một hoặc một vài thế mạnh mà thôi. Ngoài việc học hỏi từ những điều có sẵn trong sách vở thì bạn nên rút ra bài học từ những sai lầm của người khác và kinh nghiệm từ sai lầm của chính mình. Đây đều là các ví dụ thực tế rất có giá trị để tham khảo.

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

8 bí quyết quản lý siêu cấp không phải ai cũng biết (P1)

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trong bán lẻ

Phần mềm quản lý cửa hàng sơn


Chia sẻ bài viết này