Kinh tế Việt Nam trong 3 năm trở lại đây đang có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu những năm trước đó. Góp phần không nhỏ vào kết quả ấy là ngành bán lẻ với sự mở rộng mạnh mẽ về quy mô, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ được thành lập, hàng nghìn cửa hàng bán lẻ lớn nhỏ được khai trương rải đều trên cả nước. Điều này là tin vui đối với kinh tế nước nhà, nhưng cũng là biểu hiện cho thấy ngành bán lẻ đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Bước chân vào ngành này, để thành công thì ngoài nỗ lực bạn cần phải có những bí quyết của riêng mình để tạo nên sự khác biệt, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ. Hãy để chúng tôi sóng bước bên bạn với 8 bí quyết kinh doanh đáng nhớ trong bán lẻ được trình bày trong bài viết sau.
1. 30s lắng nghe
Để thuyết phục khách hàng thì việc chính mà bạn phải làm là nói, nói và nói, thế nhưng lúc nào nói, nói thế nào không phải ai cũng biết. Bí quyết kinh doanh thứ nhất trong bán lẻ mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, đó là dành 30s đầu tiên để lắng nghe, lắng nghe khách hàng.
Sai lầm sơ đẳng mà nhiều nhân viên bán hàng gặp phải là nói quá nhiều, quá vồ vập, nói tranh cả phần khách, khiến khách hàng thấy khó chịu. Hãy nhớ rằng khách hàng đến với bạn là để giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải chứ không phải đến để nghe bạn ba hoa về sản phẩm. Đừng nói về bản thân tốt thế nào, ngừng nói về sản phẩm tuyệt vời ra sao và dừng việc “bắt ép” khách hàng mua ngay khi họ vừa bước đến!
Chỉ cần 30s để bạn nghe và hiểu nhu cầu của khách hàng thôi, đây là quãng thời gian quyết định khách hàng có ở lại với bạn không! Khi đã biết khách hàng cần gì bạn sẽ biết câu chuyện tiếp theo nên theo hướng nào để thuyết phục họ tự nhiên hơn.
2. Hãy là người chủ động hỏi
Có người quan niệm thế này, khách hàng tìm đến mình nghĩa là họ đang cần mình, nghĩa là mình chỉ cần ngồi một chỗ và đợi họ mua rồi thanh toán, nghĩa là… những người đó đang mơ giấc mơ thật đẹp. Nên nhớ một điều, bạn đang kinh doanh bán lẻ, không phải ngành độc quyền, sản phẩm bạn đang bày bán chắc chắn cũng có người khác bày bán, trong trường hợp này khách hàng là người có quyền lựa chọn chứ không phải bạn. Thế nên hãy dẹp bỏ ngay suy nghĩ chỉ cần ngồi đó há miệng chờ sung.
Đứng dậy và chủ động hỏi, đừng đợi đến khi khách hàng đưa ra thắc mắc bạn mới nói. Trong cuộc nói chuyện với khách hàng bạn phải thường xuyên đưa ra câu hỏi một cách khéo léo và tự nhiên để hiểu hơn về nhu cầu thực sự của khách hàng rồi dẫn dắt về sản phẩm của mình. Cẩn thận với cách làm này, vì chỉ cần làm quá thô thiển sẽ khiến khách hàng cảm thấy như mình đang bị tra hỏi vậy, bạn nên dùng nhiều câu hỏi khẳng định hơn là nghi vấn.
3. Coi khách hàng như người thân, bạn bè
Con người thường có tâm lý bài xích những thứ mới lạ, nên trong các cuộc giao tiếp còn khá dè dặt đối với người gặp lần đầu. Đây là yếu tố bất lợi trong việc chào bán tới khách hàng, vì nếu bạn quá vồ vập hay không biết cách bắt chuyện thì rất dễ khiến họ phản cảm rồi rời bỏ bạn. Một trong hai cách tạo thiện cảm được nhiều nhân viên bán hàng thường áp dụng là coi khách hàng như người thân, bạn bè để tiếp đãi, sẽ kéo gần khoảng cách với khách hơn.
Thực tế là cách làm này khá hữu hiệu, khi bạn nói chuyện tự nhiên, thay vì tự xưng “tôi” thì xưng “em/cháu” sẽ khiến khách hàng thoải mái hơn, họ có thể sẽ chia sẻ nhiều hơn về nhu cầu của họ, giúp bạn tư vấn bán hàng tốt hơn.
4. Bí quyết kinh doanh khi trở thành chuyên gia phân tích tâm lý
Cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi mua sắm của khách hàng, có thể họ đang rất muốn mua sản phẩm này nhưng chỉ vì tâm trạng không tốt mà chẳng buồn để ý nữa. Là nhân viên bán hàng bạn phải biết cách nhận biết cảm xúc của khách thông qua nét mặt của họ để điều hướng câu chuyện cho phù hợp, đừng chỉ thao thao bất tuyệt nói về sản phẩm của mình mà quên mất cảm nhận lúc này của khách.
Hiểu được cảm xúc của khách hàng bạn đã thành công một nửa trong việc kéo gần khoảng cách với họ, dọn đường cho việc tư vấn tiếp theo.
(Còn tiếp…)
Đọc các bài viết khác tại đây:
Để tạo ra sự tin cậy cho website bán hàng của bạn
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đám mây
Bạn đã hiểu gì về điện toán đám mây