4 bài học kinh doanh từ thành công của Netflix (phần 1)

Trong kỉ nguyên công nghệ thông tin, ý tưởng về việc cho thuê đĩa DVD qua thư tín rõ ràng là thiếu thuyết phục và có vẻ như không thể có một tương lai tươi sáng. Song bất chấp những khó khăn và sự hoài nghi đó, Jim Cook và Suzanne Taylor vẫn kiên quyết xây dựng Netflix. Và ngày nay Netflix đã trở thành biểu tượng về một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp cho thuê băng đĩa toàn cầu. Nhìn lại câu chuyện khởi sự kinh doanh của Netflix, chúng ta có thể thấy bốn bài học kinh doanh nổi bật và thiết yếu cho việc cách tân trong lĩnh vực này.

1. Đừng để những lời dị nghị đánh đổ bạn là bài học kinh doanh đầu tiên

Việc khởi nghiệp kinh doanh đòi hỏi rất kiên nhẫn, suy nghĩ sáng tạo và thái độ “đừng bao giờ nghĩ rằng bạn sẽ thất bại”. Rất nhiều chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm dễ dàng đưa ra một danh sách dài các lý do giải thích tại sao ý tưởng kinh doanh nào đó của bạn sẽ không thành công. Tại sao mọi người sẵn sàng chờ đợi các bộ phim được gửi đến qua đường thư tín trong khi họ có thể xuống phố ghé vào cửa hàng Blockbuster để mua? Việc gửi các bộ phim qua đường thư tín có hiệu quả không? Liệu nó có bị vỡ, ăn cắp hay hư hỏng? Để nhìn thấy những điều tiêu cực thường rất dễ nhưng việc giải quyết tốt các vấn đề khúc mắc thì mới đòi hỏi các kỹ năng và sự sáng tạo thực thụ.

 

Netflix vạch ra quá trình xử lý cho từng gói hàng vận chuyển. Cả Jim Cook và Suzanne Taylor có kiến thức khá tốt về hoạt động dịch vụ bưu chính của Mỹ, sau đó họ biến các phần mềm và công nghệ của Netflix để có thể tự động thu nhận/đóng gói/vận chuyển và cuối cùng là kết nối công việc này với trang web giao tiếp với khách hàng. Netflix đã xác định văn hoá kinh doanh nhờ vào các yếu tố: tốc độ, trọng lượng và cải thiện quy trình hàng ngày.

Bài học kinh doanh: bạn hãy xác định ra một cách thức để đảm bảo mọi công việc đều hiệu quả nhất, hãy tìm ra hướng giải quyết cho những khó khăn của mình và đừng để ý đến những lời dị nghị. Rõ ràng nếu Jim Cook và Suzanne Taylor quá để tâm đến những lời dị nghị và thiếu kiên trì để tìm ra phương thức thay đổi, chắc chắn sẽ không có Netflix ngày nay.

2. Xây dựng những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời

Jim Cook và Suzanne Taylor biết rằng nếu họ không thể tìm thấy một phương cách làm việc với các hệ thống bưu điện Mỹ, họ sẽ không thể thành công. Giải pháp ba bước của Netflix đã trở nên hết sức nổi tiếng ngày nay và được đăng ký bảo hộ với nhãn hiệu Subscription Queue. Jim Cook và Suzanne Taylor biết rằng thành công của hãng sẽ bị giới hạn nếu họ yêu cầu các khách hàng quay trở lại trang web hết lần này đến lần khác để đặt hàng thuê đĩa tiếp theo.

Nghiên cứu của Netflix cho thấy một khách hàng thuê trung bình từ 5-7 đĩa mỗi tháng. Tại sao phải buộc khách hàng quay trở lại trang web từng lần một để thuê tiếp một bộ phim nào đó mà họ muốn trong khi chỉ cần ghi tất cả vào một danh sách? Vì vậy, vào năm 1999, Netflix đã xây dựng hệ thống xếp hàng trực tuyến đầu tiên trên thế giới – lên danh sách các bộ phim mà khách hàng biết rằng họ muốn xem. Chỉ trong vòng vài tháng, số lượng đĩa phim trung bình mà một khách hàng thuê trong một tháng đã tăng lên thành 20-25. Như vậy nghiên cứu của Netflix đã đúng.

Đương nhiên, cùng với thời gian, Netflix đã nâng cấp hệ thống công nghệ để tối ưu hoá quy trình này tốt nhất. Theo đó, hãng có thể tự động gửi đi những bộ phim tiếp theo trong danh sách để đảm bảo rằng khách hàng lúc nào cũng có ít nhất một bộ phim của Netflix. Rõ ràng đây là một dịch vụ mà các khách hàng không thể nhận được ở bất cứ đâu khác ngoài Netflix. Nó rất nhanh chóng và tiện lợi.

Bài học kinh doanh: để thành công trong kinh doanh phải có những giải pháp sáng tạo, mang lại cho khách hàng các ích lợi tối đa, những trải nghiệm mới lạ và thiết thực.

Những bài học kinh doanh thực tế và ý nghĩa

TOMS – ý tưởng kinh doanh độc đáo nảy sinh từ đôi chân trần

Bài học kinh doanh mùa Giáng sinh từ HongKong

4 bài học kinh doanh từ thành công của Netflix (phần 2)


Chia sẻ bài viết này