Lãnh đạo doanh nghiệp với hàng nghìn hay vài nhân viên luôn đòi hỏi người chủ doanh nghiệp nỗ lực, trau dồi kinh nghiệm và không ngừng học hỏi từ những nguồn thông tin khác nhau. Nếu bạn muốn học được những điều tốt nhất, hãy học hỏi từ những người giỏi nhất. Ngay cả khi bạn muốn xây dựng và lãnh đạo công việc kinh doanh của mình đi đến thành công, những người giỏi nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Nghệ thuật lãnh đạo đã và đang phát triển, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu và thung lũng Sillicon không chỉ là nơi phát triển của các công ty công nghệ hàng đầu hiện nay mà còn là nơi sản sinh ra những bài học kinh doanh quý giá. Đây là nơi có những cỗ máy “sáng tạo- đầu tư mạo hiểm- khởi nghiệp” có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Apple, Cisco, Facebook, Google, và Intel khởi phát.
Mỗi ngày, các công ty như PayPal, Netflix, Uber, Tesla, và Airbnb đang vận hành, thách thức những giới hạn và thay đổi cách hàng triệu khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Nếu bạn mốn khởi nghiệp, phát triển hoặc tìm hiểu về các doanh nghiệp lớn mạnh, đây chính là vùng đất tuyệt vời để bạn bắt đầu dự định của mình. Dưới đây là 8 bài học kinh doanh ý nghĩa và quý giá mà thung lũng Silicon đang hằng ngày, hằng giờ chứng minh và lan tỏa đến thế giới. Hãy cùng tìm hiểu về những điều này trước khi bạn bắt đầu kinh doanh hoặc muốn thay đổi cách lãnh đạo doanh nghiệp của mình.
Bài học kinh doanh 1: Phần mềm đang “xâm chiếm” thế giới
Đồng sáng lập của Netspace và VC là Marc Andreesen đã đúng về điều này, nhưng không chỉ “xâm chiếm” thế giới, phần mềm đang định hình lại rất nhiều nền tảng trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp, hãy tìm kiếm cho mình một cộng sự có thể viết phần mềm. Các bạn sẽ làm nên những điều bất ngờ đó.
Không chỉ tại thung lũng Silicon hay các quốc gia phát triển, phần mềm mới có sức lan tỏa và phát huy sức mạnh như vậy. Nếu chú ý đến thị trường Việt Nam, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện đa phần đều liên quan đến công nghệ và phần mềm. Chính những doanh nghiệp này đang thổi làn gió mới vào môi trường khởi nghiệp tại nước ta và đem lại nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, hiện đại cho người dùng.
Bài học kinh doanh 2: Làm việc 4 giờ/tuần – đó là điều không thể
Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, hãy gạt bỏ tư tưởng vừa làm vừa chơi khỏi tâm trí của mình. Thay vào đó, khi trở thành chủ doanh nghiệp, chủ cửa hàng dù lớn hay nhỏ, bạn thường xuyên làm việc 24/7 và sẵn sàng nhảy vào tất cả các mảng công việc khác nhau khi có vấn đề phát sinh. Đó cũng là lý do chính vì sao bạn cần biến công việc thành tình yêu của mình. Nếu không, bạn sẽ không thể sống sót qua những áp lực công việc, thách thức và khó khăn của việc vận hành doanh nghiệp. Chính tình yêu công việc là ngọn lửa giúp các bạn trở thành một doanh nhân thực thụ.
Tìm hiểu về bài học kinh doanh từ thung lũng Silicon
Nếu tìm hiểu thêm về các doanh nhân thành đạt và các bài học kinh doanh, từ những người trẻ tuổi cho đến những bậc lão làng, bạn sẽ nhận thấy một trong những thói quen chung là họ làm việc chăm chỉ. Thậm chí còn là những người “phát cuồng” vì công việc. Họ thường dậy sớm, đến văn phòng hoặc gặp gỡ đối tác từ sáng sớm, bắt tay vào xử lý các vấn đề trong khi vẫn sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động bên ngoài, hoặc rời khỏi văn phòng khi rất muộn. Do đó, trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh, hãy chuẩn bị tâm lý và sức khỏe để làm việc chăm chỉ và sáng tạo nhé bạn.
Bài học kinh doanh 3: Một người bàn đồng hành
Thế giới công nghệ luôn chứa đựng rất nhiều câu chuyện về những mối quan hệ hợp tác và các nhóm làm việc thành công như Steve Jobs và Steve Wozniak, Andy Grove và Gordon Moore. Những bộ đôi đã bắt tay nhau tạo nên chiếc Macintosh – máy tính Apple đầu tiêu hay máy trạm SUN tại Stanford. Và còn rất nhiều những bài học kinh doanh khác được tạo nên từ những bộ đôi thành công tại Trung lũng Silicon.
Bạn đang có trong tay một ý tưởng tuyệt vời, đừng ngần ngại tìm kiếm cho mình một bạn đường đáng tin cậy. Hai người sẽ đem đến cho ý tưởng đó những cách phát triển tốt hơn, triển vọng hơn. Và trên hết, có thêm một người bạn đồng hành cũng đồng nghĩa với việc bạn có thêm người để cùng suy nghĩ, cùng tìm cách vượt qua những khó khăn trên con đường kinh doanh.
Bài học kinh doanh 4: Bạn không thể phát triển nếu không có tiền
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự thất bại của nhiều doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp khởi nghiệp là do cạn nguồn ngân sách. Giống như Facebook, WhatsApp, và Alibaba, tất cả các công ty từ khi khởi nghiệp đến lúc phát triển đều cần đến tài chính để hoạt động. Và nếu không có sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư tài chính…các doanh nghiệp này sẽ khó có thể đạt được sự thành công như ngày hôm nay.
Tài chính và bài học kinh doanh từ thung lũng Silicon
Thung lũng Silicon đem đến cho bạn một công thức kinh điển về khởi nghiệp: các nhà sáng lập + quỹ đầu tư mạo hiểm = khởi nghiệp. Dù lúc bắt đầu bạn sử dụng nguồn vốn của mình để bắt đầu kinh doanh, để nắm chắc cơ hội thành công và phát triển, bạn vẫn cần chuẩn bị cho quá trình kêu gọi và hợp tác với các nhà đầu tư sau này.
Bài học kinh doanh 5: Nếu không bắt đầu, bạn sẽ không thành công
Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn mới nhưng đang e ngại việc bắt đầu. Vậy bạn sẽ có 0% cơ hội trở thành doanh nhân thành công trong tương lai. Vì vậy bạn hãy bắt đầu ngay từ hôm nay để biến ý tưởng thành công việc, sản phẩm hay một dịch vụ mới, và đặt chúng vào tay khách hàng. Công nghệ luôn luôn phát triển, các ý tưởng mới nảy sinh hàng ngày hàng giờ. Bạn không thể chắc chắn rằng sẽ không có ai nghĩ ra một ý tưởng như bạn, thậm chí là còn vượt trội hơn bạn trong tương lai. Vì vậy, nếu bạn chỉ đang ấp ủ ý tưởng, hay đang phân vân giữa các vấn đề để khởi nghiệp, sẽ có người khác thay bạn hiện thực hóa ý tưởng ấy.
Bài học kinh doanh 6: Trải nghiệm người dùng là điều quan trọng nhất
Ngày nay, trải nghiệm người dùng là yếu tố được nhiều công ty chú trọng, và ảnh hưởng đến sự gắn bó của khách hàng với sản phẩm. Các doanh nghiệp thành công vượt trội như Tivo, Uber hay sản phẩm như iPhone đều là những tấm gương điển hình về việc hướng tới nâng cao trải nghiệm người dùng. Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ, Zapos hay Amazon, Starbuck – những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cũng luôn tập trung vào việc nâng cao chất lượng và trải nghiệm người dùng như thước đo sự thành công của doanh nghiệp.
Bài học kinh doanh 7: Ý tưởng đầu tiên không phải cuối cùng
Hầu hết các công ty không phải luôn được hình thành từ ý tưởng đầu tiên hoặc sản phẩm đầu tiên. Twitter được ra đời khi những nhà sáng lập đang là một phần của Odeo- một doanh nghiệp khởi nghiệp về truyền thông điện tử. Thị trường công cụ tìm kiếm đã từng “chia 5 sẻ 7” và Google chỉ có 8% thị phần khi công ty quyết định ra mắt AdWords vào tháng 10 năm 2000. Điều này đã tạo nên sự thành công ngoài sức tưởng tượng cho công ty chứ không phải từ sự phát triển của công cụ tìm kiếm.
Ý tưởng mới và bài học kinh doanh ý nghĩa
Ý tưởng kinh doanh là điều cần thiết để bạn bắt đầu phiêu lưu trên con đường khởi nghiệp. Nhưng không nhất thiết ý tưởng ban đầu ấy sẽ ý tưởng duy nhất của cả doanh nghiệp. Trong khi bắt tay vào kinh doanh, trong suốt quá trình lãnh đạo và làm viêc, thông qua những buổi trao đổi với nhân viên và đối tác, bạn sẽ nảy ra những ý tưởng mới. Ý tưởng đó có thể khác biệt và thay đổi hướng đi của mọi người, nhưng đó có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo trong tương lai, không ai biết trước được điều đó. Vì vậy, đừng bỏ qua những ý tưởng mới và cũng đừng gắn chặt vào một ý tưởng ban đầu khi khởi nghiệp, bạn sẽ mở ra cho mình hướng đi mới từ những ý tưởng ấy.
Bài học kinh doanh 8: Khác biệt hay thất bại
Sự phát triển của website trên thiết bị di động đã phần nào loại bỏ các rào cản phát triển và giúp nhiều người bán hàng, nhiều doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Các trang web, các ứng dụng đã tạo ra một sân chơi công bằng hơn, nhưng không chỉ công bằng cho bản thân bạn. Tất cả mọi người trong sân chơi ấy đều có cơ hội phát triển và cạnh tranh như nhau. Hơn lúc nào hết, đã đến lúc sản phẩm của bạn cần tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác, dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm hơn, nếu bạn muốn chiến thắng trong sân chơi của mình.
Khởi nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp là công việc khó khăn. Thường xuyên tìm hiểu các bài học kinh doanh để trau dồi kinh nghiệm và kiến thức của mình nhé.
Theo entrepreneur.com