7 lý do khiến hầu hết các doanh nhân gặp thất bại trong kinh doanh

Kinh doanh là một hoạt động vừa đơn giản, lại vừa phức tạp. Khi bạn đã đi đúng hướng thì mọi chuyện sẽ diễn ra một cách êm đẹp, nhưng, chỉ cần sai một li thôi, mọi chuyện có thể đã khác, thậm chí là bạn sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng trầm trọng và thất bại trong kinh doanh.

Để giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có, sau đây là 7 lý do khiến cho hầu hều các doanh nhân đều gặp thất bại và đi đến con đường diệt vong trong kinh doanh. Khi đi qua danh sách này, hãy thành thật với chính mình và đánh dấu vào những lý do mà bạn đã mắc phải trong quá trình gây dựng doanh nghiệp của mình nhé. Bởi mục đích của bài viết này không phải là để dọa hay lên án, mà là để cảnh báo và giúp bạn quay trở lại đúng hướng trước khi hành trình kinh doanh của mình bước lên “giàn hỏa thiêu” và bị đốt cháy thành tro bụi!

1) Coi tiền bạc là động lực chính trong kinh doanh

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy một doanh nghiệp đang hướng tới sự diệt vong. Nếu như động lực chính của bạn trong kinh doanh là để kiếm thật nhiều tiền, để trải nghiệm sự giàu có chứ không phải là tạo ra và gia tăng giá trị cho khách hàng thì có nghĩa là bạn đang đi rất sai hướng. Bởi hoạt động kinh doanh cũng tuân theo nguyên tắc nhân – quả tự nhiên, chỉ khi bạn tạo ra được các sản phẩm/dịch vụ sáng tạo và mang đến cho người dùng nhiều giá trị có ích thì mới nhận được sự chào đón của thị trường mục tiêu và khi đó, tiền chỉ là hệ quả tất yếu mà thôi.

Coi tiền là động lực chính trong kinh doanh

Nếu bạn còn nghi ngờ điều đó, hãy hỏi thăm Bill Gates, Warren Buffet hay Mark Zuckerberg và nhiều nhà tỷ phú khác nữa nhé. Họ là những ví dụ điển hình cho lớp doanh nhân theo đuổi đam mê chứ không phải làm vì tiền, và hiện đang sở hữu những khối tài sản khổng lồ.

2) Thiếu kiến thức

Một doanh nghiệp luôn hài lòng với những gì mình đang có và không thấy được sự cần thiết phải phát triển hơn nữa là một doanh nghiệp đang trên con đường phá sản. Thế giới kinh doanh hiện nay luôn thay đổi và đi lên không ngừng nghỉ, nếu bạn chỉ dậm chân tại chỗ thì có nghĩa là bạn đang đi thụt lùi so với các đối thủ cạnh tranh của mình. Khi đó, thất bại trong kinh doanh là không tránh khỏi.

Thiếu kiến thức và không chịu học hỏi

Vì vậy, để duy trì và phát triển doanh nghiệp, là một người lãnh đạo, bạn cần phải tiếp tục học hỏi nhiều hơn nữa. Lấy việc hoàn thiện cá nhân thông qua việc đọc (sách, blog, tạp chí, vv…), tham dự các buổi hội thảo, các khóa đào tạo phát triển kinh doanh, các chương trình huấn luyện điều hành,… làm động lực thúc đẩy.

3) Thiếu tập trung

Albert Einstein đã từng nói: “Thiên tài là người có khả năng tập trung vào một điều đặc biệt trong một khoảng thời gian dài mà không bị phân tâm”. Quả đúng như vậy, nếu như bạn luôn cố gắng làm nhiều việc một lúc thì cuối cùng cũng sẽ không đạt được kết quả xuất sắc trong bất cứ công việc nào mà bạn đã làm, mọi thứ sẽ chỉ dừng lại ở mức độ nhàng nhàng mà thôi.

Thiếu sự tập trung trong công việc

Là một doanh nhân, sự thành công hay thất bại chính là kết quả thể hiện sự tối đa hóa sức mạnh và khả năng tập trung của bạn trong công việc. Thay vì ôm đồm quá nhiều thứ, bạn hãy tập trung vào thế mạnh của mình và làm những gì mà mình cảm thấy yêu thích, hứng thú và đam mê thực sự.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website doanh nghiệp để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

4) Sợ thất bại

Kinh doanh luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đam mê, bởi chỉ khi bạn làm một cái gì đó mà mình thực sự quan tâm thì mọi thứ mới dễ dàng được. Nhưng, điều quan trọng là bạn phải luôn biết rằng mình sẵn sàng làm bất cứ điều gì để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, không sợ vấp ngã và cũng không sợ thất bại. Thực tế là, nỗi sợ chỉ có tác động tiêu cực giữ bạn lại và ngăn cản bạn bộc phá để vươn đến thành công.

5) Thiếu tầm nhìn

Thiếu tầm nhìn hoặc có tầm nhìn hạn hẹp trong tương lai là một trong những dấu hiệu cho thấy một doanh nghiệp có vẻ như đang bước trên con đường diệt vong. Tại sao bạn lại kinh doanh chỉ vì lợi ích của ngày hôm nay? Tại sao bạn muốn xây dựng một doanh nghiệp mà không biết mình sẽ đi đến đâu? Bản chất của kinh doanh là phải tạo ra một giá trị vĩnh viễn nào đó cho nhân loại.

Không có tầm nhìn trong tương lai

Vì vậy, bạn phải không ngừng hỏi và trả lời câu hỏi: “Chúng ta cần phải làm những gì để có khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai?”. Khi đó, chẳng có lý do gì để bạn lo sợ thất bại trong kinh doanh cả.

6) Lãng phí tiền bạc

Một doanh nhân thành công là người có thể làm nhiều thứ hơn chỉ với số vốn ít hơn người khác. Doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng tài chính khi quá lãng phí hoặc chi tiêu tiền một cách mất kiểm soát.

Cách tốt nhất để tránh được việc vung tiền là phân các chi phí của bạn thành hai loại: một là chi phí khẩn cấp và hai là các chi phí quan trọng. Chi phí khẩn cấp là khoản chi phí thường xuyên mà bạn phải chi tiêu định kỳ. Còn chi phí quan trọng là chi phí vốn, mặc dù không phải chi trả định kỳ nhưng rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

7) Tôi có thể tự mình làm tốt tất cả mọi thứ

Luôn có giới hạn cho những gì mà một cá nhân có thể đạt được khi chỉ hành động một mình, vì vậy, bạn cần làm việc theo nhóm để gia tăng hiệu quả. Người chủ doanh nghiệp sẽ có khả năng đưa công ty của mình đến bên bờ vực phá sản khi luôn tự mình nắm giữ mọi thứ mà không bao giờ trao quyền, đồng thời cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác vì sợ rằng họ có thể “nổi” lên và “lật đổ” mình.

Nghĩ rằng có thể tự mình làm tất cả mọi thứ

Vì vậy, bạn phải thoát ra khỏi sự bất an và mọi tâm lý tiêu cực khi nghĩ rằng có thể sẽ có ai đó vực dậy và đánh bại bạn để lên nắm quyền hành trong doanh nghiệp. Hành động một mình và từ chối mọi sự giúp đỡ từ nhân viên hay đồng nghiệp sẽ khiến vị thế của công ty trở nên nguy hiểm bởi những ý tưởng và sáng kiến về sản phẩm/dịch vụ không bao giờ trở thành hiện thực.

> Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

(Tổng hợp từ www.naijapreneur.com)


Chia sẻ bài viết này