7 kỹ năng lãnh đạo khiến doanh nghiệp “tuột dốc không phanh”

Thiếu tầm nhìn, khả năng giao tiếp kém, không biết cách mở rộng quan hệ xã hội hay thường xuyên hăm dọa, chèn ép nhân viên là những kỹ năng lãnh đạo khiến hoạt động kinh doanh xuống dốc.

7 kỹ năng lãnh đạo khiến doanh nghiệp “tuột dốc không phanh”

Những doanh nhân thành công luôn có đặc điểm chung là có khả năng lãnh đạo tuyệt vời, tìm được hướng đi đúng cũng như biết cách gắn kết các nhân viên dưới sự quản lý của mình. Nhưng không phải ai cũng ngay lập tức biết cách quản lý mà cần sự trợ giúp, học hỏi xung quanh, xác định xem những gì họ làm có thực sự mang lại lợi ích không hay ngược lại đang phá hoại chính công ty. Dưới đây là 7 kỹ năng tồi mà các nhà lãnh đạo nên tránh để giúp công ty hoạt động tốt hơn.

1. Tầm nhìn hạn hẹp

Đây là vấn đề nhiều nhà lãnh đạo mắc phải, không xác định một hướng đi rõ ràng, chính xác khiến công việc luôn dậm chân tại chỗ, không có bước tiến nào cả. Lãnh đạo là gì? Đó là những người luôn đi tiên phong, dẫn dắt soi đường cho nhân viên cán đích vì vậy việc không có tầm nhìn hay tầm nhìn hạn hẹp sẽ chẳng bao giờ giúp doanh nghiệp đến một đích cụ thể nào cả. Bạn sẽ không thể truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm nếu suốt ngày chỉ biết quanh quẩn với đống công việc cũ rích, nhàm chán.

Ngoài ra một điều nữa mà các nhà lãnh đạo trẻ thường mắc phải là thường thay đổi kế hoạch đã định sẵn do tác động từ ý kiến của mọi người. Việc lắng nghe sự đóng góp là điều tốt nhưng mình phải luôn giữ cho mình một sự cố chấp nhất định, tin tưởng vào con đường đã đưa ra nếu không sẽ giống như anh chàng trong câu chuyện “đẽo cày giữa đường”, làm mãi chả ra được sản phẩm nào. Nếu như bạn vừa được nhận vị trí tốt, chưa thể tìm ra hướng đi đúng ngay lập tức, hãy bàn bạc với các thành viên trong nhóm bởi mọi người đều ngồi chung trên một con thuyền, cùng đối phó với mọi sóng gió. Biết chia sẻ sẽ là cách giúp công việc trở nên đơn giản hơn.

2. Khả năng giao tiếp kém

Giao tiếp kém là cản trở rất lớn khiến các nhà lãnh đạo không thể đưa công ty, nhóm tiến xa hơn trong lĩnh vực. Giao tiếp ở đây không phải chỉ là cách nói chuyện, diễn đạt cho người khác hiểu ý kiến của mình mà còn ở việc lắng nghe, theo dõi, ghi chép… Một nhà lãnh đạo giỏi phải luôn nắm được quy tắc 70-20-10 trong giao tiếp: 70% lắng nghe, 20% đặt câu hỏi (đi kèm với vận động thương hiệu), và 10% theo dõi (tổng hợp, kết nối thông tin).

>>>vnmaster.net Công ty thiết kế web bán hàng  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo báo giá website

3. Hăm dọa nhân viên

Đoàn kết là một trong những yếu tố chính làm nên thành công của tổ chức và doanh nghiệp. Để lãnh đạo tốt cần phải có cái “uy” – nghĩa là làm người dưới quyền tin tưởng mình, nghe theo mình, sẵn sàng cống hiến hết sức lực. Những kiểu Sếp chỉ biết đi soi lỗi của nhân viên, bắt nạt, hăm dọa làm suy giảm tinh thần khi công việc không như ý muốn hay kỹ năng quá kém sẽ không bao giờ phát huy được 10% hiệu quả của nhóm và sẽ không nhân viên nào có thể chịu đựng được.

Bất đồng nội bộ, nhân viên ghét Sếp hay Sếp chỉ trực phạt nhân viên chỉ làm cho công việc kinh doanh chết dần chết mòn. Bạn phải biết cách hòa hợp với mọi người, lắng nghe ý kiến, chỉ cho nhân viên biết bạn đang mong đợi điều gì. Ngoài ra những nhà lãnh đạo hiệu quả luôn biết khi nào thì buông quản lý và trao quyền cho các nhân viên, đôi khi cách tốt nhất để lãnh đạo một tổ chức là tạo ra nhiều nhà quản lý trong các nhóm nhỏ.

4. Không có chính sách khoan dung

Không một nhân viên nào thích làm việc dưới môi trường đầy sức ép, lúc nào cũng lo sợ bị phạt vì mắc lỗi như đi làm muộn, chậm deadline dù có lý do chính đáng. Chính sách cai trị hà khắc không có tính khoan dung sẽ chỉ làm công ty mất đi nhân tài dù chế độ được hưởng có cao và nó sẽ không thể phát huy tính sáng tạo của mọi người. Bạn phải biết cách tha thứ trước những lỗi lầm không quá lớn, lắng nghe nhân viên nói khi họ gặp vấn đề, đó mới chính là cách làm hiệu quả nhất. Tất nhiên điều này không có nghĩa bạn làm ngơ trước mọi sai lầm bởi việc này sẽ khiến tổ chức thật nhốn nháo, không theo quy củ.

5. Khoe khoang thành tích cá nhân

Những ai được đề bạt lên vị trí lãnh đạo đều sở hữu cho mình bảng thành tích đáng nể tuy nhiên đừng dựa vào nó mà “nổ” trước mặt mọi người. Nhân viên và đối tác cực kỳ ghét ai suốt ngày chỉ biết kể về chiến tích của bản thân, tự tin về năng lực của mình mà lờ đi ý kiến người khác. “Hữu xạ tự nhiên hơn”, hãy để nhân viên tự nhận ra năng lực của bạn bởi những bí mật được khơi ra đôi khi mang lại hiệu quả cực kỳ bất ngờ.

6. Đưa quá nhiều ưu đãi

Theo một nghiên cứu đăng trên Harvard Business Review đã chứng minh rằng “Những người luôn trông đợi được phần thưởng sau khi hoàn thành một nhiệm vụ thường sẽ có hiệu suất kém hơn những người hoàn toàn không mong có phần thưởng nào cả”. Điều này có nghĩa là nếu bạn suốt ngày chỉ treo các phần thưởng như ngày nghỉ, tiền bạc, bữa nhậu trước mặt nhân viên khi có dự án sẽ không thể tăng hiệu quả làm việc lâu dài bởi thực chất mục đích cuối cùng của họ không phải vì lợi ích của công ty. Thay vì đưa ra quá nhiều ưu đãi, hãy biết cách để nhân viên phát huy năng lực, làm việc không phải vì trách nhiệm mà còn ở sự đam mê. Phần thưởng chỉ nên áp dụng ở mức độ giới hạn.

Có thể bạn chưa đọc

7 tuyệt chiêu sử dụng Facebook để thăm dò đối thủ cạnh tranh

Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang cuối năm 2017 đầu 2018

bảng giá website doanh nghiệp

7. Quản lý bằng cách đi vòng quanh văn phòng

Rất nhiều lãnh đạo (đặc biệt là những người lớn tuổi) có kiểu quản lý rất lạ đó là thường xuyên đi xung quanh văn phòng, quan sát mọi người làm việc. Họ lý giải rằng đây là biện pháp tương tác tốt với các nhân viên, giúp đỡ họ trong công việc nhưng thực tế chả ai tin điều đó cả. Nhân viên sẽ rất khó chịu khi bị Sếp soi, luôn lo lắng, màn hình laptop lúc nào cũng hiển thị văn bản nhưng thực chất đầu óc đang ở trên mây. Đừng bao giờ đặt áp lực quá lớn lên nhân viên, đôi khi sự tự do trong khuôn khổ sẽ giúp họ phát huy được nhiều năng lực hơn. Trên thực tế một người dành cả 8 tiếng để làm việc đôi khi không hiệu quả bằng người chỉ làm 5 tiếng, thời gian còn lại là lướt facebook, đọc báo, trò chuyện với đồng nghiệp

Lời kết: Không phải ai ngay lập tức cũng là một lãnh đạo hoàn hảo, phải mắc sai lầm và có ý chí không từ bỏ, tự cải thiện chính mình mới có thể hoàn thiện bản thân. Hy vọng sau bài viết này, các bạn có thể tự nhìn lại xem cách lãnh đạo của mình có đúng hay không, cần sửa đổi những gì.


Chia sẻ bài viết này