Mặc dù nhiều doanh nhân có thể dễ dàng khởi đầu với bản kế hoạch kinh doanh một trang, phương pháp tiếp cận đơn giản này không nhất thiết là cách phù hợp cho mọi doanh nghiệp non trẻ. Nếu bạn đang cần vốn hoặc nhà đầu tư, bạn sẽ cần phải xây dựng bản kế hoạch kinh doanh tập trung vào tài chính để giải quyết tất cả các mối quan tâm của nhà đầu tư tiềm năng hay tổ chức cho vay.
7 bước để có bản kế hoạch kinh doanh tập trung vào tài chính
Dưới đây là 7 bước đơn giản giúp phác thảo những gì bạn cần cho bản kế hoạch kinh doanh tập trung vào tài chính.
1. Tóm tắt dự án
Bạn sẽ cần phải cung cấp một bản tóm tắt của kế hoạch kinh doanh cho các nhà đầu tư hoặc cho vay để họ đọc. Hãy nghĩ về điều này như là “các nốt nhạc” của toàn bộ bản kế hoạch. Nếu bạn đã tạo ra bản kế hoạch kinh doanh một trang, phần lớn tài liệu đó lúc này sẽ trở thành bản tóm tắt của bạn. Nó phải bao gồm những điểm nổi bật và tóm tắt quan trọng của tất cả các lĩnh vực khác của bản kế hoạch mà bạn định trình bày.
Hãy đảm bảo rằng nó đủ ngắn gọn để họ có thể đọc qua một cách nhanh chóng, nhưng cũng chứa đầy đủ thông tin để họ sẽ muốn tiếp tục đọc và có cảm giác rằng bạn cùng với doanh nghiệp của bạn là một sự đầu tư tốt.
2. Tổng quan về doanh nghiệp
Ở giai đoạn này của bản kế hoạch, bạn nên phác thảo những gì mà doanh nghiệp sẽ cung cấp và các phương pháp mà bạn lên kế hoạch sử dụng để đảm bảo rằng sẽ bán được hàng. Đó là một cái nhìn tổng quan ở mức độ cao về doanh nghiệp và nên bao gồm loại hình kinh doanh của bạn, cách thức và vị trí mà bạn lên kế hoạch để bán sản phẩm hoặc dịch vụ (online? vị trí bán lẻ?) cũng như kiểu thực thể hợp pháp bạn sẽ được sắp xếp vào.
Phần tóm tắt dự án có thể dễ dàng đi lạc khỏi cái nhìn tổng quan ở mức độ cao, do đó hãy đảm bảo rằng bạn luôn duy trì góc nhìn và giữ sự rộng mở. Bạn sẽ đi vào các chi tiết thực dụng sau này trong bản kế hoạch.
Tổng quan về doanh nghiệp
3. Quản lý
Nếu ai đó định đầu tư vào doanh nghiệp của bạn hoặc cho bạn vay tiền, họ sẽ muốn biết đội ngũ lãnh đạo là ai. Có phải là chỉ có mình bạn hay không? Trình độ cá nhân và chuyên môn của bạn cho công việc là gì? Phần còn lại của ban cố vấn hoặc đội ngũ điều hành ra sao và họ có đủ điều kiện như thế nào?
Giải thích rõ ràng việc quản lý để nhà đầu tư biết rằng doanh nghiệp của bạn đang nằm trong tay những người có chuyên môn cao, có khả năng.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
4. Thị trường
Đây là một bước quan trọng mà rất nhiều doanh nhân bỏ qua. Họ quá hào hứng về niềm đam mê của họ đối với công việc kinh doanh mà họ muốn tạo ra hoặc sản phẩm mà họ hình dung, đến nỗi họ quên mất việc dành nhiều thời gian và nguồn lực vào làm nghiên cứu thị trường.
Cho dù bạn có yêu thích ý tưởng của mình nhiều đến như thế nào, nếu không có thị trường cho nó, bạn sẽ không bán được hàng – điều đó có nghĩa là công việc kinh doanh của bạn sẽ không thành công. Tìm nhu cầu cho thị trường ngách của bạn và mô tả nghiên cứu thị trường trong phần này để nhà đầu tư tiềm năng biết về nhu cầu thị trường. Hãy chuẩn bị và đừng bỏ qua bước quan trọng này.
5. Chiến lược bán hàng và tiếp thị
Đây là giai đoạn của kế hoạch mà bạn sẽ mở rộng phần tổng quan về doanh nghiệp ở bước hai. Lúc này bạn có thể thực sự chi tiết về cách bạn lên kế hoạch bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, các chiến lược tiếp thị và cách bạn định tạo ra kế hoạch thành công cụ thể. Việc biết về doanh nghiệp của bạn và thị trường nhờ vào nghiên cứu thị trường tuyệt vời sẽ giúp ra quyết định để thiết lập chiến lược ở đây.
Chiến lược bán hàng và tiếp thị
6. Tài chính
Bước này thường trình bày những thách thức lớn nhất đối với một số doanh nghiệp. Nếu bạn đingj đi xa hơn trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ cần phải nhìn thấu và thực hiện các vấn đề tài chính. Kế hoạch kinh doanh tập trung vào tài chính đi theo một hướng lớn trong bước này vì những người cho bạn vay tiền hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của bạn sẽ muốn biết rằng khoản đầu tư của họ được dự đoán là sẽ thành công.
Thông thường, các doanh nhân không có những kỹ năng và nền tảng cần thiết để vạch ra kế hoạch tài chính, vì vậy hãy ưu ái bản thân và hợp tác với kế toán viên chuyên ghiệp, có tay nghề CPA hoặc nhà tư vấn kinh doanh có thể giúp đỡ. Điều đó không chỉ tăng thêm sự tín nhiệm cho kế hoạch kinh doanh của bạn mà còn giúp bạn đặt ra tương lai tài chính để dự đoán sự thành công của doanh nghiệp.
7. Phân tích SWOT
SWOT là gì? Đó là tượng trưng cho điểm mạnh (Strengths – S), điểm yếu (Weaknesses – W), cơ hội (Opportunities – O) và thách thức (Threats). Bước này là cơ hội để tiền hành nghiên cứu thị trường của bạn về doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Đó là cơ hội để chứng minh rằng bạn đã dành thời gian và phân tích sự thành công của ý tưởng kinh doanh.
Đâu là điểm mạnh ở sản phẩm và đội ngũ quản lý của bạn? Đâu là điểm yếu của doanh nghiệp bạn và các lĩnh vực dễ bị tổn hại trong kế hoạch của bạn là gì? Thị trường bạn đang lên kế hoạch để khai thác có những cơ hội gì và các thách thức đã tồn tại hoặc có thể xuất hiện từ đối thủ cạnh tranh ra sao?
Đừng đánh giá thấp phần thách thức và điểm yếu của phân tích này. Bạn nên thể hiện suy nghĩ của mình ở mỗi góc độ, chuẩn bị với những ý tưởng và câu trả lời.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)