7 bài học kinh nghiệm từ các thương hiệu nổi tiếng

Những hãng bán lẻ nổi tiếng như Starbuck, Macdonald… đều phát triển từ một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, hoàn toàn không hề biết một ngày sẽ trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới như ngày hôm nay. Vậy họ đã làm những gì, bài học kinh nghiệm nào cho những doanh nghiệp bán lẻ hiện nay đáng  học tập? Điểm danh cùng Kinh Doanh Việt nhé.

1. Sứ mệnh rõ ràng

Mỗi mô hình kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều nên xây dựng cho mình một sứ mệnh xuyên suốt. Sứ mệnh đó đương nhiên phải phù hợp với loại hình kinh doanh, phương châm bán hàng, phải đánh trúng vào tâm lý của số đông khách hàng để họ có thêm ấn tượng sâu sắc về bạn. Ví dụ như Starbucks có một sứ mệnh đơn giản: Starbuck là nơi khách hàng ghé đến sau gia đình và công sở. Tuyên bố về sứ mệnh được tuân thủ trong hơn 4 thập kỷ và Starbucks không chỉ là một quán cà phê. Đây trở thành địa điểm tụ tập bạn bè hay nơi gặp gỡ cho những người kinh doanh, một nơi để thư giãn, làm việc và giao tiếp.

2. Hiểu khách hàng, ghi nhớ thông tin của họ

Hãy đặt mình vào vị trí là một khách hàng, khi bạn quay trở lại cửa hàng, nhân viên ở đó gọi tên bạn với một nụ cười rạng rỡ trên môi, bạn nhận được lời chúc mừng hay ưu đãi giảm giá vào ngày sinh nhật, khi bạn không thể đến cửa hàng mà phải gọi điện hay sử dụng dịch vụ mua sắm online nhưng họ vẫn nhớ sản phẩm yêu thích của bạn là gì và phục vụ đúng như bạn mong muốn…Thông điệp ở đây là hãy làm những gì người mua cần chứ đừng làm những gì người bán muốn. Sự quan tâm tới từng chi tiết cá nhân là điều quan trọng, bởi nó mang đến cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ và khiến họ hạnh phúc.

3. Hãy sáng tạo trong việc phục vụ khách hàng

Từng ngày từng giờ trôi qua trên thế giới có vô vàn điều đổi thay, đa phần trong số đó là trở nên tốt đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn, vì vậy nên bạn không được cho phép những gì thuộc về công việc kinh doanh của mình bị lạc hậu đi. Nâng cao chất lượng sản phẩm là điều đương nhiên nhưng thêm vào đó phải nâng cao và sáng tạo trong phục vụ khách hàng. Nếu mô hình kinh doanh của bạn kinh doanh đồ uống, đồ ăn thì hãy chú trọng đến không gian, màu sắc, bạn muốn khách đến và coi đó như là nhà thì hãy bổ sung thêm các trang thiết bị như wifi, khu trông trẻ…Hiện nay rất nhiều rạp chiếu phim, siêu thị tiến hành xây dựng App trên điện thoại nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, nhờ đó người dùng không cần phải tốn thời gian mở Laptop hay đến tận nơi để kiểm tra suất chiếu phim còn vé hay đồ dùng mong muốn có còn hay không. Cũng từ đó các doanh nghiệp bổ sung các dịch vụ ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử phục vụ khách hàng mua sắm trực tuyến. Bài học ở đây là hãy luôn ghi nhớ rằng điều quan trọng là đứng trên gốc rễ của bạn, phải duy trì những giá trị gốc nhưng cũng quan trọng không kém là có khả năng thích nghi và chào đón sự thay đổi.

4. Biết thâu tóm thị trường và chú trọng chọn địa điểm đẹp

Bạn có thể nhận thấy các ông lớn bán lẻ tại Việt nam luôn luôn chọn những địa điểm đẹp cho mô hình kinh doanh của mình. Từ Lotte, KFC, Starbuck,…thông thường họ không quá chú trọng đến các mô hình thông thường như mật độ giao thông, vị trí các đối thủ cạnh tranh mà có xu hướng xâm chiếm thị trường bằng cách chặn các đối thủ cạnh tranh. Đối với một số doanh nghiệp thì điều này có vẻ như sẽ dẫn đến việc tự giết chính mình bởi các chi phí đắt đỏ nhưng hãy nên cân nhắc bởi chính bước đi không giống ai này, bước di chuyển không chính thống này đã giúp rất nhiều công ty chiếm lĩnh thị trường bằng cách chặn các đối thủ cạnh tranh. Đôi khi bạn chỉ cần có để đi ngược xu hướng và làm một cái gì đó mà người khác không làm. Nó có thể là nguy hiểm, nhưng nó có thể mang lại lợi ích cho công ty của bạn.

5. Nắm bắt truyền thống xã hội

Hầu hết chúng ta đều hiểu rằng phương tiện truyền thông xã hội có vai trò lớn trong việc quảng bá và tiếp thị của một công ty, nhưng làm thế nào bạn có thể hoàn thiện sự hiện diện trên phương tiện truyền thông xã hội của mình? Hầu hết những mô hình thành công thì người quản lý đều biết cách kể câu chuyện của chính mình, thương hiệu của mình. Điều đó không chỉ giúp đi sâu và lòng khan giả mà còn giúp giới thiệu sản phẩm, truyền tải thông điệp về đam mê của thương hiệu. Doanh nghiệp ngay cả khi thành công cũng không được lãng quên việc chia sẻ, cập nhật tình hình kinh doanh, hình ảnh khách hàng sử dụng sản phẩm, chia sẻ và cảm nhận của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm của bạn.

6. Chọn đúng đối tác

Nếu đi một mình chưa chắc bạn đã đi được xa, chân lý này đã được chứng minh tính đúng đắn của nó. Hợp tác cùng phát triển chính là cách để mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa loại hình dịch vụ và mang đến cho khách hàng nhiều giá trị thực thụ nhất. Starbucks đã áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc này, hang đã hợp tác với Barnes & Noble vào năm 1993 đem các sản phẩm của mình tại các nhà sách trên nước Mỹ. Còn điều gì thú vị hơn là vừa đọc một cuốn sách vừa thưởng thức một tách cà phê? Starbucks còn làm việc với một loạt các tổ chức có vai trò phục vụ, hỗ trợ cộng đồng như Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Global Green USA và Save the Children.

Vậy nên cho dù bạn kết hợp với các doanh nghiệp bổ trợ hay phi lợi nhuận, điều này là một cách tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu của bạn đến những thị trường mới một cách hiệu quả và nhanh chóng.

7. Nhất quán hình ảnh, thông điệp trong cả chuỗi cửa hàng

Tính nhất quán là một trong những cách tốt nhất để tạo ra những khách hàng trung thành. Nếu bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng lên hàng đầu cùng với chất lượng, mọi người sẽ luôn luôn hy vọng để nhận được nó. Hãy chắc chắn rằng khách hàng đến cơ sở của bạn nằm tại một thành phố lớn để mua một chiếc áo, một đồ dùng điện tử, uống cà phê…thì những sản phẩm đó ở những cơ sỏ khác đều có cùng chất lượng và họ không phải suy nghĩ về việc chất lượng sẽ khác nhau giữa các vùng miền, các chi nhánh.

Bạn đã có được rất nhiều bài học về kinh nghiệm kinh doanh từ những thương hiệu lớn kể trên rồi phải không? Đừng quên theo dõi blog Kinh Doanh Việt để có thêm nhiều hơn nữa kinh nghiệm quản lý cửa hàng nhé. Chúc các bạn thành công.

 


Chia sẻ bài viết này