6 câu hỏi xác định bạn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh quần áo hay không

Kinh doanh quần áo đang là lĩnh vực nhiều người mơ ước, tuy nhiên hiện thực không đẹp đẽ, long lanh như những gì chúng ta nhìn thấy mà đây là một công việc hết sức nghiêm túc, đòi hỏi nhiều thời gian, kinh nghiệm, chất xám. Đây là một công việc đòi hỏi phải dành toàn thời gian chứ không phải 8 tiếng ỗi ngày như ở công sở. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ thật kĩ trước khi quyết định gia nhập thị trường này. Dưới đây là những câu hỏi giúp bạn xác định xem có phù hợp với công việc kinh doanh quần áo hay không, bạn hãy thử trả lời nhé.

 1. Bạn có kiến thức về lĩnh vực thời trang không?

Không phải là bạn cần những kiến thức cao siêu hay chuyên nghiệp về lĩnh vực này nhưng liệu rằng bạn đã từng học về kinh doanh, về thời trang, đã từng có thời gian tương tác hay làm thêm ở cửa hàng quần áo nào chưa? Không chỉ trong lĩnh vực này mà trong bất cứ lĩnh vực nào thì việc có chút kinh nghiệm dắt lưng và một chút “khiếu” chút “duyên” cũng quan trọng không kém gì niềm đam mê của bạn với thời trang, điều đó sẽ giúp bạn phá bỏ những bỡ ngỡ ban đầu.

  

2. Bạn đã sẵn sàng để đón nhận những rủi ro của lĩnh vực này chưa?

Các cửa hàng kinh doanh quần áo mọc lên như nấm, các xu hướng, mẫu mã thay đổi theo từng ngày, từng giờ, vậy nên bạn phải có một cái nhìn thực tế rằng đây là một con đường mạo hiểm và rất nhiều người đã bị tiêu tan toàn bộ vốn liếng chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, mọi ngành nghề thuộc về kinh doanh đều gắn liền với rủi ro ít nhất một lần trong toàn bộ quá trình, chưa có ai thành công 100% bao giờ cả. Tất cả các thương hiệu thời trang nổi tiếng đều đã phải “chìm xuống bùn” rất nhiều lần thì mới có thể cất cánh lên được. Đặc biệt, kinh doanh thời trang đòi hỏi bạn phải thực sự yêu và đam mê thì mới có thể “sống” cùng nó được. Fred Derring, Chủ tịch và chủ sở hữu công ty tư vấn tiếp thị thời trang D.L.S Outfitters ở New York khẳng định “Ví như kinh doanh hàng ăn, nếu thành công thì chỉ 5 năm bạn đã có thể kiếm được số tiền tương đương với 15 năm bán quần áo”.

3. Bạn có đam mê lĩnh vực kinh doanh thời trang hay không?

Đam mê của bạn phải đủ lớn để có thể giúp bạn điên cuồng tìm hiểu và trau dồi thông tin về lĩnh vực này để phát triển, để giúp bạn vượt qua những đợt khủng hoảng kinh tế khiến hàng hóa ế ẩm hay cuối năm hàng tồn phải hạ giá. Hãy suy nghĩ tại sao bạn muốn mở một cửa hàng kinh doanh quần áo thay vì các loại sản phẩm khác. Nếu đã có câu trả lời chắc chắn thì khi gặp khó khăn bạn có thể nghĩ về lí do khiến bặn bắt đầu để tiếp tục phấn đấu.

4. Bạn đã có những định hướng về loại sản phẩm, thị trường ngách, nhóm khách hàng tiềm năng hay chưa?

Những vấn đề về loại sản phẩm, thị trường ngách và nhó khách hàng tiềm năng phải được định hướng một cách rõ ràng ngay từ những ngày đầu tiên, có thể sau này bạn sẽ điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng bạn không thể bắt đầu một cách tùy hứng, không có định hướng rõ ràng được. Nhóm khách hàng bạn hướng tới là phụ nữ, nam giới hay trẻ em, quần áo của bạn là hàng Việt Nam xuất khẩu, hàng sản xuất trong nước hay hàng xách tay…Lời khuyên là bạn không nên mù quáng đâm đầu vào những phân khúc thị trường vốn đã dày đặc các nhà cung cấp, hãy cố gắng tìm lối đi riêng, hoặc ít ra đi lỗi cũ nhưng đi theo cách riêng. Bạn có thể ấp ủ tung ra mặt hàng/dòng sản phẩm chuyên biệt nào đó mà nơi bạn định kinh doanh chưa có. Nó có thể là thời trang đi biển, thời trang size lớn sành điệu hay đồ bằng da/trang sức nhập khẩu chẳng hạn.

5. Bạn có nhạy bén với những thay đổi và nhu cầu của thị trường hay không?

Như dã nói ở trên, xu hướng thời trang có thể thay đổi theo từng ngày, từng giờ và các đơn vị kinh doanh quần áo nhiều như nấm trên tất cả các con phố chính, vậy thì bạn phải là người nhạy bén với tất cả những thay đổi của thị trường, phải biết đi tắt đón đầu xu hướng. Bạn nên chăm chỉ theo dõi các kênh giới trẻ để cập nhật những mẫu mã mới nhất, những phong cách đang được ưa chuộng. Sự nhạy bén ở đây còn ở việc bạn chọn lựa sản phẩm phải có tính cạnh tranh so với các cửa hàng xung quanh. Ví dụ như Gap là một hãng nổi tiếng với chất liệu kaki, thô, vậy nên bạn phải tự hiểu sẽ không nên nhập quá nhiều sản phẩm chất liệu đó nếu như quanh đó có một địa chỉ của Gap.

6. Lợi thế canh tranh của bạn là gì?

Về vấn đề này, trang Khoinghiep đã trả lời rằng: Tất cả chỉ gói gọi trong một từ “marketing”. Thời điểm này, hãy áp dụng điều mà nhiều người trong ngành thời trang đã đúc kết: “Ngày nay đối thủ của của chúng ta không phải là cửa hàng gần kế bên mà là những siêu thị, những trung tâm thương mại. Tất cả những gì chúng ta bán khách hàng đều có thể tìm thấy ở đó. Do đó, chúng ta phải tìm cách tạo ra sự khác biệt cho mình. Hãy để ý đến loại hình dân cư nơi bạn kinh doanh, tới vị trí và sự thuận tiện, tới các phong cách ăn mặc trong phim ảnh, truyền hình và ngoài đường phố”.

Những câu hỏi rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng nếu như bạn quyết định gia nhập vào lĩnh vực đông đảo đối thủ cạnh tranh này. Hãy cố gắng trả lời một cách nghiêm túc và thành thực để biết mình có phù hợp hay không nhé. Có một điều rất may mắn là thị trường luôn rộng cửa đón chào những cửa hàng thời trang mới và năng động.

Kinh doanh quần áo online và những lỗi cần tránh (phần 1)

Kinh doanh quần áo online và những lỗi cần tránh (phần 2)

 


Chia sẻ bài viết này