6 cách để tăng giá trên website thương mại điện tử

Quản lý giá cả là một trong những quá trình thường bị bỏ qua nhất đối với một trang website thương mại điện tử. Hầu hết các trang web này thiết lập mức giá lần đầu và sau đó quên mất việc cần phải thay đổi chúng cho phù hợp hơn. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh rằng, việc quản lý mức giá hiệu quả có thể dẫn đến một sự gia tăng đáng kể trong lợi nhuận. Do đó, bạn không nên bỏ qua khâu quản lý này bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hơn các kỹ thuật sau đây:

1. Xem xét và định giá khôn khéo trong từng thời kỳ

Giá cả cần phải được xem xét định kỳ dựa trên nhiều yếu tố, chẳng hạn như chi phí sản xuất hoặc mua sắm các yếu tố đầu vào, so sánh với các đối thủ cạnh tranh, chi phí bao bì sản phẩm,… Nếu việc xem xét lại dẫn đến sự thay đổi giá cả thì bạn cần phải nói một cách rõ ràng, minh bạch về điều đó cho khách hàng của bạn biết. Mức giá nếu tăng lên thì không bao giờ được giải thích như là một sự gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với vấn đề mất đi một số khách hàng.

Hình 1: 6 cách để tăng giá trên website thương mại điện tử

Nhưng ngược lại, bạn sẽ có thể giành chiến thắng nếu tiếp tục bán các sản phẩm chất lượng với mức giá cả hợp lý so với thị trường mà không cần phải hy sinh lợi ích quá nhiều để phục vụ lợi ích của khách hàng. Nếu việc tăng giá không phải là vấn đề thường xuyên, điều bạn cần làm là cho đội ngũ nhân viên của mình  thấy lý do tại điều đó đang xảy ra và đào tạo cho họ. Mặt khác, trong thực tế, nhiều nhà kinh doanh vẫn cảm thấy e dè và thường thực hiện khảo sát quyết định của khách hàng trước khi tiến hành việc thay đổi giá cả trên website của mình.

2. Bán các phiên bản cập nhật của sản phẩm

Đôi khi bạn không thể tăng giá mà không chấp nhận mất đi nhiều khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn tăng giá kèm theo một sự nâng cấp sản phẩm thì điều đó lại được người dùng ủng hộ. Sự nâng cấp có khi chỉ cần là một sự thay đổi nhỏ như bao bì lớn hơn, màu sắc đa dạng hơn,… hay thậm chí là một sự thay đổi đáng kể về vật liệu, kích thước,… Tất cả điều đó đều phụ thuộc vào từng sản phẩm cụ thể. Một ví dụ điển hình là Amazon thường xuyên bán thảm sàn GelPro với nhiều màu sắc khác nhau ở các mức giá khác nhau và được người mua chấp nhận điều đó.

Hình 2: 6 cách để tăng giá trên website thương mại điện tử

Một khách hàng thường sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một nâng cấp sản phẩm chứ không phải là sự tăng giá đơn thuần, bởi lẽ khi đó, họ cảm thấy lợi ích mà họ nhận được cũng tăng tương ứng với mức giá đã tăng. Do đó, nếu như bạn có thể tiến hành nâng cấp các sản phẩm trên website của mình thì đó sẽ là cách thức dễ dàng nhất để tăng giá sản phẩm – điều mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, việc tăng giá này vẫn cần phải được minh bạch với khách hàng để tránh làm mất uy tín của doanh nghiệp.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo báo giá website

3. Bán các bộ sản phẩm

Nếu việc nâng cấp sản phẩm không phải là một lựa chọn khả thi thì bạn có thể kết hợp hai hay nhiều mặt hàng có liên quan vào trong cùng một bộ sản phẩm và bán như những sản phẩm bình thường khác nhưng với mức giá cao hơn. Để thực hiện chiến lược này, bạn cần nghiên cứu kỹ các bộ sản phẩm để định giá cạnh tranh và cho hiển thị một cách rõ ràng, dễ hiểu trên trang web của bạn.

Hình 3: 6 cách để tăng giá trên website thương mại điện tử

Các bộ sản phẩm như thế này sẽ kích thích khách hàng chi tiêu nhiều hơn trên một mặt hàng duy nhất. Bởi lẽ, nếu mua riêng lẻ từng sản phẩm, họ sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn việc mua combo nhiều sản phẩm trong một, trong khi đó, thực tế có thể họ chỉ đang cần đến một trong số những mặt hàng thuộc bộ sản phẩm đó mà thôi.

4. Cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng

Cung cấp một dịch vụ mới – chẳng hạn như gói quà, bảo hành,… là một cách khác để tăng giá. Giá sản phẩm có thể được giữ nguyên và khách hàng sẽ phải trả thêm tiền cho các dịch vụ kèm theo nếu lựa chọn. Điều đó sẽ giảm thiểu sự kháng cự của người mua bởi bạn không hề tăng giá sản phẩm, ngược lại còn có thể gây ấn tượng với khách hàng bởi các dịch vụ bổ sung một cách tiện lợi. Các dịch vụ giá trị gia tăng được chứng minh là rất có lợi cho trang web bán hàng của bạn, nó có thể làm gia tăng lưu lượng cập và gia tăng lợi nhuận nhanh chóng.

Hình 4: 6 cách để tăng giá trên website thương mại điện tử

Xem thêm: 

3 mẹo đưa khách hàng từ website đến cửa hàng của bạn

5. Sử dụng giá mềm

Các trang web thương mại điện tử lớn thường sử dụng phần mềm định giá như là Vendavo hay PROS để quản lý giá cả sản phẩm của mình. Các giải pháp phần mềm cho phép bạn thay đổi giá cả tự động dựa trên nhiều yếu tố như giá cả của các đối thủ cạnh tranh, kiểu loại sản phẩm và lợi nhuận tối thiểu… Một số công ty phần mềm nhỏ hơn như PriceIntelligently hay DataLizards cũng cung cấp hệ thống phần mềm quản lý giá với chức năng tương tự để tự động hóa quản lý và tối ưu hóa giá dựa trên các tiêu chí được xác định trước. Giải pháp này rất quan trọng đối với các trang web bán hàng chứa hầu hết các sản phẩm có mức giá thay đổi thường xuyên hoặc là khi bạn kinh doanh hàng ngàn sản phẩm khiến cho việc quản lý giá thủ công sẽ rất cồng kềnh và mất nhiều thời gian, công sức. Trong kinh doanh online tại nhà, nếu bạn có đủ khả năng về ngân sách để chi cho các giải pháp phần mềm quản lý giá cả như thế này thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng chúng.

6. Phân đoạn thị trường

Hình 5: 6 cách để tăng giá trên website thương mại điện tử

Phân đoạn thị trường cho phép bạn quản lý nhiều mức giá cho một sản phẩm duy nhất. Việc tăng giá có thể được giới hạn trong một phân khúc duy nhất mà không ảnh hưởng đến tất cả khách hàng ở các phân khúc khác. Đây có thể là một chiến lược tốt để thu thập thông tin phản hồi của khách hàng liên quan đến sự gia tăng giá cả trước khi tung ra chiến lược này trên tất cả các khách hàng để hạn chế rủi ro một cách tối ưu nhất.

(Tổng hợp từ www.practicalecommerce.com)


Chia sẻ bài viết này