Cách lựa chọn địa điểm kinh doanh phát đạt (p1)

Trong hoạt động kinh doanh, ngoài mức vốn nguồn hàng tốt thì 1 phần quan trọng nữa mà bất cứ người kinh doanh nào cũng cần phải quan tâm là 1 địa điểm kinh doanh phù hợp. Việc lựa chọn 1 địa điểm kinh doanh tốt sẽ khiến công việc làm ăn dễ dàng ăn nên làm ra nhanh hơn. Những tiêu chí về hợp  mệnh hoặc phong thủy không phải tính về mê tín, nhưng trên thực tế khá nhiều sự thành công từ những yếu tố này. Không phải vì thế mà nhiều cửa hàng lớn ngay mặt đường nhanh chóng đóng cửa và nhiều cửa hàng nhỏ trong ngõ lại khá đắt khách. Dưới đây Kinh Doanh Việt.vn sẽ hướng dẫn cách lựa chọn địa điểm kinh doanh phát đạt cho người kinh doanh.

Việc lựa chọn 1 địa điểm kinh doanh tốt sẽ khiến công việc làm ăn dễ dàng ăn nên làm ra nhanh hơn

1, Địa điểm kinh doanh hợp túi tiền

Điều đầu tiên chưa tính đến vấn đề phong thủy hoặc sự phát đạt sau này mà bất cứ thầy bói nào nói cho bạn thì bạn nên xem túi tiền bạn chuẩn bị cho địa điểm kinh doanh cho phù hợp không. 1 địa điểm kinh doanh được cho là tốt khi nó vừa đủ cho số lượng hàng hóa của bạn, cũng như phù hợp với lượng tiền bạn chấp nhận chi hàng tháng cho nó. Hãy nghĩ thử xem, bạn được ai đó nói rằng 1 căn nhà khá to đó hợp phong thủy và sẽ cho bạn làm ăn phát đạt vào 1 ngày nào đó trong tương lai khi địa điểm kinh doanh đó hoàn toàn lớn hơn rất nhiều lần số tiền bạn bỏ ra. Thêm vào đó những tháng đầu doanh thu không nhiều và bạn sẽ phải bỏ tiền túi ra để gánh tiền thuê. Điều tệ hại hơn là lượng hàng hóa bạn đã dự kiến quá ít hay quá nhiều hơn so với của hàng sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết.

Vì vậy trước khi xem xét tất cả các yếu tố sau, hãy đảm bảo rằng địa điểm kinh doanh bạn lựa chọn phù hợp với số tiền thuê bạn đã định trước.

Cổng trường – địa điểm kinh doanh thu lãi khủng

Kinh doanh thời trang và bài toán lựa chọn địa điểm

Những lưu ý khi lấy hàng kinh doanh thời trang tại các shop khác

2, Địa điểm kinh doanh có chỗ để xe phù hợp

Đất chật người đông là vấn đề đau đầu cho bất cửa hàng nào vì không có chỗ để xe cho khách. Tôi đã từng ghé thăm 1 cửa hàng, dĩ nhiên xe để trên vỉa hè, nhưng tôi không bao giờ quay lại đó lần 2 vì câu nói của người bảo vệ “hết chỗ để xe rồi”. Nếu ai đó cũng chịu chung cảnh như tôi chắc hẳn cửa hàng đó sẽ không còn khách.

Thêm vào đó, nếu địa điểm kinh doanh của bạn lựa chọn khá lớn, mà chỗ để xe lại quá hẹp sẽ hạn chế số lượng người vào cửa hàng. Khi mà khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn ngay quán bên cạnh để vào thay vì chờ đợi 1 chỗ trống hẹp hòi cho xe của họ.

Mỗi cửa hàng kinh doanh nên thiết kế chỗ để xe thoáng đãng hơn cho khách

Vì vậy với từng địa điểm kinh doanh bạn lựa chọn, xem xét khả năng chứa xe, hay khả năng gửi xe khác xung quanh gần khu vực bạn kinh doanh cho khách và đừng từ chối bất cứ người khác nào. Có thể họ sẽ là khách hàng trung thành sau này. Đặc biệt nên tính trước cho các trường hợp ngày lễ hay khi chạy các chương trình quảng cáo mà lượng khách tăng cao đột biến hơn so với ngày thường.

3, Địa điểm kinh doanh “phồn hoa”

Địa điểm kinh doanh được gọi là “phồn hoa” khi có nhiều người qua lại, nghĩa là địa điểm đông dân cư. Theo cách nói của phong thủy, những nơi có nhiều qua lại sẽ nhiều sinh khí, sinh khí càng nhiều thì kinh doanh càng vượng, ăn nên làm ra.

Xét theo tính chất kinh doanh, tại địa điểm kinh doanh có đông dân cư thì khả năng trao đổi lớn, cầu lớn dễ dàng cho kinh doanh hơn và càng hấp dẫn người tiêu dùng hơn; hơn nữa những địa điểm này mức tiêu dùng của người dân cũng cao hơn. Điều đó lý giải cho lý do vì sao tại trung tâm thành phố tấp nập cửa hàng lớn nhỏ, con số này ngược lại với địa điểm ở miền quê rủi ro kinh doanh nhiều.

Đại địa điểm kinh doanh có đông dân cư thì khả năng trao đổi lớn, cầu lớn dễ dàng cho kinh doanh hơn và càng hấp dẫn người tiêu dùng

Theo phong thủy, những địa điểm kinh doanh tại ngã 3 theo kiểu chữ T hay chữ Y sẽ dễ bị sát khí ập vào. Tuy nhiên tại chính những vị trí này lượng người qua lại nhiều, nên có thể áp chế đi sát thay vào đó là sự phát triển và thịnh vượng cho cửa hàng của bạn:

+ Một là, trước khi mở cửa hàng ở đầu đường chữ T hoặc chữ Y thì phải có một tấm vải hoặc một bình phong quây tròn, hoặc đổi cửa ra vào của cửa hàng sang bên nách để ngăn và tránh gió bụi từ đường cái xộc vào.

+ Hai là, trước cửa hàng trồng cây và hoa để tăng thêm sinh khí và loại trừ bụi bẩn.

+ Ba là, mặc dù đã làm các phương pháp trên để điều chỉnh sinh khí và sát khí của cửa hàng đặt tại chỗ này để kinh doanh thương nghiệp, nhưng gió bụi vẫn còn lớn, cần phải tưới nước ở trước cửa để tiêu bụi, để không khí trước cửa hàng được mát mẻ, làm vệ sinh kính,…trước cửa hàng lúc nào cũng phải sạch sẽ để đón luồng sinh khí mới có lợi cho cửa hàng.

Xem thêm phần 2 tại đây ==>

Có thể bạn cần biết:

Chọn địa điểm mở cửa hàng “chuẩn không cần chỉnh”

Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ (Phần 1)

Kinh doanh gì với 20 triệu trong tay?


Chia sẻ bài viết này