Còn mấy ngày nữa thôi là kết thúc năm 2017 với nhiều biến động của nền kinh tế xét cả ở mặt tích cực và tiêu cực. Đây là thời gian quan trọng và thích hợp để tất cả các bạn là các chủ cửa hàng/doanh nghiệp tiến hành đánh giá, xem xét lại kết quả hoạt động trong năm và tổng kết hiệu suất làm việc dịp cuối năm. Tuy nhiên, hoạt động này lại thường khiến rất nhiều nhân viên cảm thấy không thoải mái và lo sợ mình sẽ bị đánh giá không tốt. Mặc dù khá là tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến tâm lý đội ngũ nhân viên nhưng việc xem xét hiệu suất làm việc hằng năm vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và bạn không nên bỏ qua.
Thay vì chấp nhận những ảnh hưởng tiêu cực đó rồi quyết định bỏ qua hoạt động đánh giá này, bạn nên học hỏi các mẹo giúp dập tắt nỗi sợ hãi của nhân viên sau đây để có thể cải thiện những trải nghiệm thuận lợi hơn cho cả người lao động và các nhà quản lý trong việc đánh giá hiệu quả công việc cuối năm 2017 này nhé!
1. Đơn giản hóa quá trình xem xét hiệu suất
Hình 1: Đơn giản hóa quá trình đánh giá hiệu suất
Không cần phải có một bản đánh giá dài với vô vàn các câu hỏi liên quan đến quá nhiều năng lực. Bởi nó sẽ chỉ khiến cho đội ngũ nhân viên của bạn cảm thấy rối và bất an vì họ biết mình chẳng bao giờ có thể đáp ứng tốt tất cả các tiêu chí bạn đề ra. Mỗi người đều có riêng một sở trường nhất định và bạn chỉ nên đánh giá hiệu quả công việc của họ dựa trên điều đó mà thôi.
Do đó, hãy tập trung vào những câu hỏi thực sự quan trọng giúp cải thiện hiệu quả làm việc và cần thiết cho sự phát triển của nhân viên, chẳng hạn như, “Trong lĩnh vực của mình, bạn muốn cải thiện điều gì trong năm mới 2015 này và tôi có thể giúp gì cho bạn?”. Ngoài ra, như đã nói ở trên, bạn nên thu hẹp phạm vi năng lực được nhắc đến trong bảng đánh giá để thiết lập những mục tiêu thực tế hơn và tránh việc khiến cho nhân viên của bạn cảm thấy bị áp đảo.
2. Cung cấp thông tin phản hồi tiêu cực theo hướng xây dựng
Theo một nghiên cứu trong năm 2014 được tiến hành trên một số lượng lớn người tham gia thì có đến 57% số nhân viên thích được nhận những phản hồi tiêu cực theo hướng xây dựng từ phía người quản lý để họ điều chỉnh và hoàn thiện hơn trong năm tới. Trong khi đó chỉ có 43% số người tham gia nói rằng họ thích được nghe những lời khen ngợi và công nhận thành tích hơn.
Hình 2: Phản hồi tiêu cực theo hướng xây dựng
Thực tế thì nhân viên luôn muốn được nhận những phản hồi mang tính xây dựng từ phía bạn, và việc làm thế nào để họ cảm thấy thoải mái, vui vẻ nhất cũng là một nghệ thuật quản lý. Bởi lẽ điều cuối cùng mà các nhà quản lý mong muốn là giúp nhân viên của mình nhìn nhận đúng hiệu suất công việc trong năm, thấy được những mặt hạn chế cần khắc phục và những ưu điểm cần phát huy để hoàn thiện hơn trong năm 2018 sắp tới.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và báo giá thiết kế website bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
3. Đừng bỏ bê phản hồi tích cực
Qua phần trên thì chắc hẳn bạn cũng đã nhận thấy được phần nào tầm quan trọng của cái cách mà bạn đưa ra những phản hồi tiêu cực dành cho một nhân viên trong dịp đánh giá hiệu suất làm việc cuối năm. Bên cạnh đó, để dập tắt nỗi sợ hãi của nhân viên, bạn không chỉ khơi gợi khéo léo những điểm thiếu sót và định hướng để họ cải thiện mà còn cần phải khen ngợi, ghi nhận những đóng góp tích cực của họ nữa.
Hình 3: Đừng quên đưa ra các phản hồi tích cực cho nhân viên
Trong một nghiên cứu với 65.672 nhân viên, Gallup đã cho thấy những người lao động luôn nhận được lời khen ngợi về điểm mạnh của họ có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu còn thấp hơn so với những nhân viên bình thường khác khoảng 14,9%. Điều đó có nghĩa là những ghi nhận của bạn đối với nhân viên tốt có thể tạo động lực thúc đẩy các nhân viên khác làm việc tốt hơn, thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng doanh thu vượt bậc của họ.
4. Khuyến khích phản hồi từ phía nhân viên
Hình 4: Khuyến khích phản hồi từ phía nhân viên
Đôi khi việc đánh giá của bạn chỉ mang tính chủ quan từ một phía và khiến cho người nhận cảm thấy không phục. Hơn nữa, quá trình tổng kết, đánh giá công việc của từng nhân viên cũng có thể mắc phải một số lỗi dẫn đến sự không chính xác. Do đó, sau khi đánh giá, bạn hãy cởi mở thể hiện quan điểm của mình và khuyến khích họ phản hồi lại để cùng trao đổi, thống nhất. Đồng thời, bạn cũng có thể khuyến khích họ đưa ra những ý tưởng giúp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả làm việc hơn trong năm mới. Điều đó sẽ khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, tự tin vì họ được tôn trọng, được trình bày ý kiến và được lắng nghe. Có thể nói, việc đánh giá hiệu quả công việc cuối năm phải là một “con đường” hai chiều.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay báo giá website và công ty thiết kế web bán hàng để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
5. Thực hiện đánh giá hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển
Hình 5: Đánh giá nhân viên để hướng đến mục tiêu phát triển
Mục tiêu chính của việc đánh giá hiệu suất không phải là để soi mói, “vùi dập” mà là để phát triển nhân viên, phát triển đội ngũ, từ đó góp phần phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn. Một trong những lý do khiến nhân viên lo sợ mùa đánh giá hiệu quả là bởi vì họ biết rằng họ đang được xem xét trên nhiều khía cạnh và những xem xét đó có thể ảnh hưởng đến thu nhập, vị trí công việc,…của họ trong tương lai. Hiểu được điều đó, bạn cần phải làm công tác tư tưởng trước, nhấn mạnh mục đích chính của việc đánh giá là hướng tới phát triển con người, giúp họ hoàn thiện một cách tốt nhất. Một khi nhân viên biết rằng việc xem xét là nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho họ thì tự khắc, nỗi sợ hãi sẽ biến mất. Và đó là lúc để bạn tiến hành đánh giá một cách thuận lợi, chính xác nhất.
Hy vọng với 5 mẹo đơn giản trên đây, là một người quản lý hay một chủ cửa hàng/doanh nghiệp, bạn có thể biết cách quản lý nhân viên, trấn an họ trong dịp đánh giá cuối năm này để có những bước phát triển vượt bậc hơn trong năm 2018 nhé.
(Tổng hợp từ www.entrepreneur.com)