Kinh doanh là cuộc chơi đầy mạo hiểm, không ai có thể chắc chắn 100% mình thành công và không có gì đảm bảo là bạn sẽ có được lợi nhuận. Theo nghiên cứu 80% doanh nghiệp nhỏ gặp thất bại khi bước vào thương trường. Con số tưởng chừng như vô lý nhưng trên thực tế những thách thức đến từ thị trường, vốn, duy trì nguồn lực cho đến duy trì mạng lưới khách hàng đặt những người khởi nghiệp trước nguy cơ thất bại. Để tránh đầu tư nhầm vào một doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hay rót tiền vào lĩnh vực thiếu sự thu hút, các nhà đầu tư nên để ý 5 dấu hiệu cảnh báo sau:
1. Không có hướng đi riêng
Trong quá trình khởi nghiệp, các doanh nghiệp đều hiểu ra việc tìm hướng đi khác biệt về sản phẩm đóng vai trò quan trọng nếu muốn đứng trên đứng vững trên thị trường. Nếu không có một sản phẩm vượt trội về chất lượng hay sự độc đáo, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị đè bẹp. Tuy vậy đó không phải công việc đơn giản bởi dù sao nó đòi hỏi một chiến dịch nghiên cứu thị trường hiệu quả.
5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên ngừng đầu tư cho doanh nghiệp
Hãy tránh đầu tư vào những doanh nghiệp không có hướng đi riêng bởi nhiều khả năng bạn sẽ chịu sự thất vọng sau này.
2. Thiếu tầm nhìn
Một doanh nghiệp muốn đạt được thành công đòi hỏi cần xây dựng được kế hoạch kinh doanh tốt, có tầm nhìn dài hạn về mọi mục tiêu, mục đích đặt ra. Tuy nhiên trên thực tế không phải đơn vị nào cũng làm được như vậy bởi nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo tài ba, có khả năng bao quát, dự đoán về thị trường tốt.
Trước khi đầu tư vào một doanh nghiệp bất kỳ, hãy yêu cầu được xem kế hoạch trước mắt và lâu dài. Nếu như đơn vị không có tài liệu như thế hoặc nội dung quá sơ sài thì đây là dấu hiệu một doanh nghiệp yếu kém.
Cần phải có tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh
em thêm:
Báo giá thiết kế web, thiết kế web Hải Phòng
ten mien mien phi, tâm lý khách hàng
cách kinh doanh quần áo
3. Tốc độ tăng trưởng chậm
Có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững là biểu hiện của doanh nghiệp trẻ mà bạn nên đầu tư. Không có gì đảm bảo rằng những khách hàng ngày hôm nay sẽ tiếp tục trung thành với doanh nghiệp trong những ngày tới. Nhiệm vụ hàng đầu của mọi doanh nghiệp là mở rộng thị trường, lôi kéo thêm nhiều khách hàng từ đó xây dựng thêm các cơ sở kinh doanh.
Hãy yêu cầu được xem báo cáo tăng trưởng qua các thời kỳ, sổ nhật ký bán hàng và danh sách khách hàng của doanh nghiệp. Bạn cần phân biệt được giữa tốc độ tăng nhanh và sự ổn định bởi đôi khi nhiều doanh nghiệp chỉ phát triển mạnh trong một số thời kỳ, đồ thị trông như hình zic zăc.
4. Quá nhiều đối thủ
Rất nhiều đơn vị dù có hướng đi đúng, kế hoạch tốt nhưng đôi khi không thể thành công bởi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh và đều là những ông trùm trong cùng lĩnh vực. Một doanh nghiệp trẻ thiếu kinh nghiệm sẽ khó có thể thành công, tranh giành được khách hàng trước những đối thủ như vậy, họ se dễ bị “bóp chết” ngay từ khi “còn trong trứng”.
Điều bạn cần làm là tìm những doanh nghiệp có khởi đầu ở những lĩnh vực mới, ít đối thủ cạnh tranh và vẫn còn nhiều cơ hội trên thị trường. Đặc biệt cần chú ý tới đơn vị có sản phẩm độc đáo được cấp bằng sáng chế hay bảo hộ thương hiệu. Đồng thời bạn cần xem doanh nghiệp đó có phát triển, mở rộng được không bởi thường thì khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ cao hơn nếu doanh nghiệp đó có nhiều hơn một thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh đang hiện hữu.
5. Không bắt kịp sự thay đổi của công nghệ do thiếu vốn
Thị trường luôn luôn vận động đi lên để đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng và tốc độ phát triển của khoa học, công nghệ. Đây vừa là cơ hội lại vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp trẻ. Nếu đơn vị tận dụng tốt, có nguồn vốn lớn để thay đổi, trang bị thiết bị khoa học kỹ thuật, chuyển đổi sản xuất sẽ giúp họ tạo ra bước ngoặt lớn trong con đường phát triển. Ngược lại nếu không thể khai thác được thì doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu nặng nề. Hãy kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp và rút lui nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận tương đối để chuẩn bị cho tương lai
“Thương trường như chiến trường”, cạnh tranh là yếu tố cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cuộc chơi đó không chấp nhận những doanh nghiệp yếu kém, không có tầm nhìn xã trông rộng cũng như khả năng khai thác thị trường. Để hoạt động đầu tư hiệu quả bạn hãy trung thành với những công ty có tên tuổi để tránh vướng vào con số 80% thất bại.