7 yếu tố làm giảm tỉ lệ chuyển đổi khi thiết kế website

Tỷ lệ chuyển đổi trong kinh doanh online phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc tối ưu website chiếm một phần khá lớn. Chúng ta đã cùng tham khảo và bàn luận để tìm ra những giải pháp làm tăng tỉ lệ đó trong một số bài viết trước (tham khảo thêm TẠI ĐÂY), nhưng lại quên mất một điều, đó là tìm ra nguyên nhân khiến tỉ lệ này giảm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê 7 lỗi thường gặp khi thiết kế website bán hàng tạo thành các nguyên nhân chính, nếu trang web của bạn cũng nằm trong những trường hợp này thì hãy bắt tay vào sửa lại ngay lập tức.

1. Tiêu đề thiếu sự logic

Hãy tưởng tượng nội dung của mỗi trang trên website giống như một cuốn truyện, các phần đều phải liên kết với nhau và dẫn dắt người đọc đến cái kết cuối cùng. Đặc biệt là các tiêu đề chính, đây là câu tóm tắt toàn bộ nội dung nên càng phải logic. Điều này kích thích người dùng theo dõi hết những gì bạn trình bày trong trang đó, thậm chí là các trang nối tiếp phía sau giống như cách mà Apple làm dưới đây.

2. Thuộc tính margin chưa tối ưu

Thuộc tính margin là khoảng không gian bên ngoài của một thành phần bất kỳ, có thể hiểu nó giống như hai bên lề trang giấy vậy. Theo một nghiên cứu tâm lý học của trường Wichita State University, thuộc tính margin này có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ đọc và hiểu nội dung trang trên website. Theo đó, margin càng nhỏ thì đọc càng nhanh hơn, còn margin lớn lại khiến cho người đọc hiểu nội dung tốt hơn. Điều này có nghĩa là việc tối ưu margin sẽ khiến cho người dùng tìm hiểu các thông tin về sản phẩm dễ dàng hơn, từ đó nâng cao tỉ lệ chuyển đổi.

Đây là kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của margin đến tốc độ đọc và hiểu nội dung của người dùng.

3. Cố gắng hạn chế lượt nhấp chuột để mua sản phẩm

Từ lâu chúng ta cứ nghĩ rằng càng phải nhấp chuột nhiều lần để mua sản phẩm thì tỉ lệ người dùng bỏ dở giữa chừng càng cao. Nhưng trong thực tế điều này chưa thật sự đúng, những trang liên quan đến hướng dẫn thì dù có bao nhiêu lần nhấp chuột cũng không ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của người dùng.

Một nghiên cứu cho thấy, mức độ hài lòng của người dùng khi truy cập vào website thực ra không liên quan nhiều lắm tới tổng số lượt nhấp chuột.

4. Nhồi nhét quá nhiều thứ vào phần đầu của trang

Nhiều người cho rằng càng đưa nhiều thông tin vào phần đầu  trong một lần lăn chuột càng tốt, đặc biệt là ở trang sản phẩm, nhưng thực tế điều này sẽ gây “bội thực” cho người đọc mà thôi. Bạn chỉ nên để các thông tin quan trọng như tên, giá cả, hình ảnh chính và nút “Thêm vào giỏ hàng” là đủ. Các phần như mô tả, hình ảnh chi tiết,… thì bạn có thể chuyển xuống phần sau. Điều này vừa khiến cho người dùng nhanh nắm bắt nội dung chính lại vừa làm giao diện nhìn thoáng hơn. Tuy vậy bạn cũng không nên để phần dưới quá sơ sài, theo nghiên cứu từ 25 triệu phiên truy cập cho thấy sau khi đọc thông tin tại phần đầu trang thì có 75% người dùng kéo xuống dưới để đọc thêm.

5. Cung cấp quá nhiều lựa chọn

Một nghiên cứu khá thú vị được Neuro Web Design thông báo, rằng càng có nhiều lựa chọn thì càng làm giảm hiệu quả của việc đưa ra quyết định. Các phân tích cho thấy người dùng dễ cảm thấy hoang mang, bối rối, không biết nên chọn ý nào khi có quá nhiều mục, trừ khi đó là một danh sách các chức năng có thể thêm vào để tạo sản phẩm.

6. Sử dụng biểu tượng không phổ biến

Việc sử dụng những biểu tượng (icon) để minh họa cho các đề mục là điều rất bình thường khi thiết kế website. Tuy nhiên, ngoài một số biểu tượng như in, tìm kiếm, email, giỏ hàng rất phổ biến thì những biểu tượng khác lại ít người biết đến hơn. Sai lầm cũng từ đây mà ra, người dùng thường ít nhấp vào những biểu tượng mà họ không hiểu, dẫn đến bỏ lỡ nhiều chức năng thú vị.

7. Quá đơn giản hoặc quá chuyên môn

Mặc dù đã xác định đối tượng người dùng mục tiêu nhưng chắc chắn bạn cũng muốn thu hút càng nhiều khách hàng truy cập vào website của mình càng tốt đúng không. Muốn vậy thì những nội dung bạn trình bày phải phù hợp với tất cả mọi người hoặc có phần giải thích riêng nếu sử dụng từ ngữ chuyên môn.

Như ví dụ trên, Teavana đã giải thích cách sử dụng túi trà của mình một cách rất dễ hiểu.

Hoặc với ví dụ này Marhar Snowboards đã phải thêm một đoạn chú thích những từ ngữ chuyên ngành để mọi người có thể hiểu được nội dung chính.

Sau khi đọc 7 sai lầm khi thiết kế website khiến cho tỉ lệ chuyển đổi giảm trên đây hãy kiểm tra lại trang web của bạn, nếu gặp phải những lỗi đó thì hãy sửa ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh online của bạn.

Theo practicalecommerce

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

5 xu hướng thiết kế website năm 2016 (P1)

5 xu hướng thiết kế website năm 2016 (P2)

Bí quyết gây ấn tượng khi thiết kế website bán hàng


Chia sẻ bài viết này