Cho ra đời một ý tưởng đôi khi chỉ cần một giây thăng hoa trong suy nghĩ, nhưng đời người có được bao nhiêu lần thăng hoa như vậy? Mà ngày nay kinh doanh online đã phát triển quá nhanh chóng, các ý tưởng mới lạ liên tục tung ra từng ngày từng giờ, nếu bạn đợi chờ phút giây thăng hoa kia thì vĩnh viễn chỉ là kẻ đi sau mà thôi. Thế nên việc lập ra những chiến lược, các bản phân tích hỗ trợ phát hiện ý tưởng kinh doanh độc đáo là rất quan trọng. Phần 1 bài viết 5 chiến lược phát hiện ý tưởng kinh doanh độc đáo, chúng ta đã cùng tìm hiểu chiến lược đầu tiên: Phân tích đối thủ cạnh tranh, tiếp tục trong phần 2 này sẽ là 4 bí quyết tiếp theo.
2. Hiểu thị trường
Sau khi đã biết ai là đối thủ của mình và một số dấu hiệu cho thấy họ đang làm tốt như thế nào thì tiếp hãy tìm hiểu kĩ hơn về thị trường mà bạn đang hướng đến.
Social Chatter
Một nơi thật tuyệt vời để xem khách hàng đang nói gì về ý tưởng sản phẩm của bạn cũng như thái độ của họ đối với nó. Tospy.com là một website cho phép tìm kiếm thông tin xung quanh các hashtag trên những trang mạng xã hội, giúp bạn thấy được những suy nghĩ của khách hàng xung quanh ý tưởng mà mình muốn triển khai
Xu hướng thị trường
Thật ngu ngốc nếu cắm đầu lao vào một thị trường đang suy giảm, rất khó để phát triển tại thị trường như vậy, đặc biệt là khi bạn chỉ mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm. Google Trends là một ứng dụng web đơn giản và miễn phí cho phép bạn tìm kiếm các từ khoá liên quan đến sản phẩm mình lựa chọn để hiểu rõ hơn xu hướng hiện tại.
Ý tưởng sản phẩm của bạn đang có xu hướng đi lên, xuống hay vẫn trì trệ? Hiểu biết càng nhiều về thị trường thì bạn càng có nhiều khả năng đưa ra các quyết định sáng xuất hơn cho ý tưởng của mình.
Trong ví dụ dưới đây, khi tìm kiếm “hair extensions” đã cho thấy mức tăng trưởng ổn định từ năm 2004 đến 2011, lãi suất từ tăng mạnh rồi suy giảm dần trong hai năm qua. Nếu là bạn, bạn có muốn gia nhập thị trường vào thời điểm này không?
Phân tích từ khoá
Hiểu xu hướng sản phẩm của bạn là một khởi đầu tốt, nhưng một vấn đề quan trọng khác mà bạn cần quan tâm là có bao nhiêu người tìm kiếm ý tưởng sản phẩm ấy mỗi tháng. Lúc này hãy sử dụng Google’s Keyword Planner Tool để nắm bắt tình hình một cách chi tiết. Công cụ này cho phép bạn tìm kiế những từ khoá và cụm từ khoá liên quan đến sản phẩm của bạn, sau đó hiển thị tổng số tìm kiếm và giá tiền cho mỗi lần click của người dùng. Ngoài ra, nó còn hiển thị cả mức độ cạnh tranh của từ khoá đó và mức giá thầu bạn nên trả để được ưu tiên hiển thị. Điều này cho phép bạn hiểu rõ về khả năng sinh lời của ý tưởng sản phẩm mình đang xem xét, vì từ khoá liên quan mà càng có nhiều người tìm kiếm thì chứng tỏ sản phẩm đó rất tiềm năng.
3. Khảo sát thị trường mục tiêu của bạn
Sau khi thu thập những số liệu cơ bản về thị trường thông qua các công cụ hỗ trợ, việc tiếp theo là bạn nên tổ chức khảo sát thực tế để đánh giá trực quan hơn. Có khá nhiều cách để làm việc này, bạn có thể tạo khảo sát bằng công cụ Survey Monkey rồi gửi cho bạn bè, người thân trong thị trường mục tiêu của mình. Công cụ này thậm chí còn có một chuyên gia thiết kế mẫu điều tra sản phẩm sẵn cho bạn chọn.
Nếu không biết bất cứ ai trong thị trường mục tiêu thì bạn có thế sử dụng một số dịch vụ khác, như Survata hay Google Customer Survey chẳng hạn, chúng đều cho phép bạn tạo ra khảo sát sau đó gửi đến nhiều đối tượng cùng lúc.
4. Tạo một chiến dịch gây vốn để đánh giá ý tưởng kinh doanh
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để thử nghiệm ngày nay là thiết lập một chiến dịch gây vốn trên các trang web như Indigogo hoặc Kickstarter. Một chiến dịch gây vốn không chỉ giúp bạn đánh giá ý tưởng sản phẩm của mình có thu hút sự quan tâm của người dùng hay không mà còn mang đến số vốn nhất định hỗ trợ dự án của bạn. Tuy nhiên, chiến dịch gây vốn thường được dùng với những ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo hoặc đơn giản như bán lại một nhãn hiệu sản phẩm hoặc sản phẩm mà bạn đã nhập khẩu từ nước ngoài.
5. Mở một cửa hàng thử nghiệm
Cuối cùng, một trong những cách tốt nhất và đáng tin cậy nhất để đánh giá nhu cầu về ý tưởng sản phẩm của bạn là hãy thiết lập một cửa hàng thử nghiệm. Phương pháp này cũng tương đối phổ biến, cho phép bạn biết được sự quan tâm của người tiêu dùng tới sản phẩm là như thế nào. Đặc biệt, nếu bạn đang đắn đo giữa 2 ý tưởng sản phẩm khác nhau thì đây là cách hỗ trợ đưa ra quyết định rất tuyệt vời.
Lưu ý: hãy nhớ rằng, dù ở bất kỳ đâu thì khi bán các mặt hàng pre-order (đặt hàng trước) bạn không được phép yêu cầu khách hàng thanh toán ngay lập tức, mà thường được thực hiện sau khi đã đưa hàng tới nơi.
Như vậy chúng ta cùng tìm hiểu về 5 chiến lược phát hiện ý tưởng kinh doanh độc đáo, hi vọng rằng với những bí quyết này bạn sẽ sớm thành công!
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
5 chiến lược phát hiện ý tưởng kinh doanh độc đáo (P1)
Tương lai của bán lẻ nằm trên những chiếc Smartphone
Những ý tưởng kinh doanh dễ dàng với 10 triệu đồng