Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, ngành bán lẻ Việt Nam đang đón nhận những cơ hội và cả những thách thức khi chúng ta phải cạnh tranh với các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ nước ngoài.
Việc sở hữu một công việc kinh doanh bán lẻ là mơ ước của rất nhiều người. Chúng tôi hi vọng với những những phân tích cũng như kinh nghiệm được đưa ra trong bài viết này thì các bạn có thể trở thành một trong số ít những người có được một cửa hàng bán lẻ cho riêng mình.
Để cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan về thị trường kinh doanh bán lẻ hiện nay, chúng tôi sẽ cố gắng phân loại các loại hình bán lẻ. Hãy nhớ rằng tất cả các doanh nghiệp đều bắt đầu như nhau nhưng theo thời gian họ có những thay đổi về lĩnh vực bán hàng cũng như mục tiêu phát triển. Sau khi đọc xong bài viết này thì mọi thứ đều là có thể.
1. Các cửa hàng bán lẻ
Thông thường, khu vực bán lẻ là một chuỗi các cửa hàng bán lẻ độc lập. Những cửa hàng bạn có thể dễ dàng tìm thấy như: cửa hàng bán lẻ điện thoại, cửa hàng bách hóa, các cửa hàng tiện lợi, chuỗi các cửa hàng bán đồ địa phương, các siêu thị hay trung tâm thương mại… Dường như tất cả chúng đang dần chiếm lĩnh thị trường bán lẻ.
Thông thường, các cửa hàng bán lẻ thường tập trung tại những địa điểm cố định để dễ thu hút người tiêu dùng. Và thêm một điểm chung nữa đó là những cửa hàng này thường sử dụng các màn hình tivi rộng cũng như hệ thống quảng cáo rộng rãi để lôi kéo được nhiều khách hàng. Đa phần hàng hóa được bán ra đều phục vụ cho các hộ gia đình hoặc cá nhân nhưng cũng có một phần nhỏ phục vụ các doanh nghiệp và các tổ chức. Những thứ chủ yếu hay được bộ phận này tìm mua đó là thiết bị máy tính hoặc phần mềm, các đồ dùng văn phòng phẩm hay vật liệu xây dựng …
Đọc thêm bài viết Các loại chi phí mở cửa hàng bán lẻ cần phải biết
2. Hệ thống bán lẻ chuyên biệt
Trong khi các hệ thống bán lẻ đã trở nên quá phổ biến, luôn có xu hướng bán “nhu cầu” cho người tiêu dùng thì loại hình cửa hàng bán lẻ “chuyên biệt” khác lại tập trung vào bán những gì họ muốn. Họ thường xuyên nghiên cứu về sự phong phú của những trải nghiệm khi mua sắm và vấn đề hàng tồn kho liệu có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không? Những cửa hàng bán lẻ nhỏ nắm bắt được tâm lí khách hàng luôn có sự cạnh tranh mạnh mẽ cũng như khả năng phục hồi tốt trước những sức ép đến từ các nhà bán lẻ quy mô lớn hay các cửa hàng thương mại điện tử. Họ hiểu và cung cấp đúng nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm cũng như mang đến cho khách hàng một sự thoải mái, gần gũi khi mua sắm.
Nhiều cửa hàng nhỏ được vận hành và hoạt động với nguồn vốn được đầu tư từ duy nhất một người. Tuy nhiên về mặt này các nhà bán lẻ chuyên nghiệp lại có ưu thế hơn bởi họ có thể linh động về mặt tài chính. Đây cũng là lí do chính dẫn đến đa số những cửa hàng chỉ có duy nhất một nhà đầu tư rất dễ thất bại. Các nguyên nhân góp phần làm nên sự đổ vỡ này còn có thể do vị trí không thuận lợi, bước phân tích thị trường chưa được tốt, sử dụng công cụ quản lý bán hàng hay cách quản lý cửa hàng bán lẻ không hiệu quả.
3. Bán lẻ không thông qua cửa hàng
Khi nhìn vào các cơ hội trong kinh doanh bán lẻ, hãy chắc chắn rằng bạn biết đến hình thức bán lẻ không thông qua cửa hàng. Các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo đài, mạng Internet, các máy bán hàng tự động, các quầy bán hàng xách tay,… Ngoại trừ bán hàng tại các máy bán hàng tự động thì đa phần các doanh nghiệp này thường không lưu trữ sản phẩm tại các kho hàng.
Loại hình kinh doanh này có rất nhiều tiện ích. Ví dụ như bạn sẽ không phải ôm một số lượng hàng lớn và không biết khi nào mới có thể tiêu thụ hết.
– Đặt hàng qua mail. Từ một danh sách yêu thích cho tới những cuốn catalogue rất cơ bản có sẵn trên mạng thì giờ đây những người mua hàng ở rất xa chỉ cần ngồi ở nhà và họ sẽ nhận được rất nhiều thông tin về sản phẩm cũng như các tài liệu phục vụ mục đích mua sắm của mình thông qua tin nhắn được gửi tới từ các hãng. Những tin nhắn này có thể gửi tới hàng ngàn người một lúc và nó sẽ tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ.
Những cửa hàng cho phép đặt hàng qua tin nhắn đa phần là các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, hay chuyên phân phối các sản phẩm về sách, đĩa CD,… Thông thường các cửa hàng này sẽ gửi tới cho khách hàng những cuốn catalogue hay thông tin về sản phẩm theo định kì. Hàng ngày bạn có thể đi làm bên ngoài và bạn chỉ cần bật tính năng tự động cập nhật thư điện tử là tất cả sẽ được gửi về điện thoại của bạn.
– Internet. Nhìn chung, internet đã thay đổi thị trường kinh doanh bán lẻ, nó giúp kết nối các doanh nghiệp, thị trường với cá nhân người tiêu dùng. Theo các chuyên gia phân tích thì “Những nhà bán lẻ không hiểu được tác động của Internet tới các cửa hàng và các kênh phân phối sẽ khó có thể nắm bắt được các cơ hội cũng như dễ đánh mất các mối đầu tư từ bên ngoài”.
Bất kể bạn là ai và bạn muốn bắt đầu doanh nghiệp của mình như thế nào thì cũng không thể bỏ qua Internet. Mỗi phương thức kinh doanh loại hình bán lẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, đừng dễ nản chí mà thay vào đó bạn nên tìm ra cách tiếp cận để đem lại hiệu quả trong kinh doanh.
– Máy bán hàng tự động. Thuật ngữ bán lẻ tự động hay máy bán lẻ đã trở thanh một khái niệm không còn xa lạ với người tiêu dùng trong vài thập kỉ trở lại đây. Theo Vending Times, một tạp chí thương mại trong công nghiệp tại Mỹ đã chỉ ra rằng chúng ta có thể thu về hơn 20 tỉ đô la vào năm 1999 chỉ với việc bán 2 sản phẩm là nước soda và thức ăn nhẹ. Chân lí của việc kinh doanh bán lẻ đó là đúng sản phẩm, đúng lúc và đúng chỗ. Loại hình kinh doanh tự động đang ngày càng được phổ biến và nhân rộng bởi chỉ cần chi phí thấp, nguồn vốn lưu động và chí phí cho việc quản lý cũng không quá phức tạp.
Để hình dung được cách vận hành một cửa hàng kinh doanh bán lẻ, đọc thêm bài viết Làm thế nào để bắt đầu công việc kinh doanh bán lẻ? (P1)