5 chiến lược khảo sát thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn

Việc đưa ra ý tưởng sản phẩm cho doanh nghiệp trực tuyến mới của bạn có thể khá khó khăn. Càng khó khăn hơn khi tạo dựng sự tự tin để quyết định và thực hiện ý tưởng của bạn một khi đã có nó. Ai sẽ quan tâm? Ai sẽ mua nó? Đây là những câu hỏi phổ biến mà bạn sẽ tự đặt ra cho bản thân tại một số thời điểm trong cuộc hành trình của mình.

Thực sự mà nói, bạn sẽ không bao giờ biết chắc 100% ý tưởng sản phẩm của bạn sẽ làm tốt như thế nào cho đến khi bạn thực sự mở cửa hàng. Tuy nhiên, bằng cách khảo sát thị trường cho ý tưởng sản phẩm của mình trong đầu trước tiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tạo dựng niềm tin vào ý tưởng của bạn trước khi đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 5 chiến lược mà bạn có thể sử dụng ngay lúc này để khảo sát thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn.

1. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Gần như chắc chắn rằng bạn không phải là người đầu tiên bán sản phẩm cụ thể của bạn trên trực tuyến. Vì vậy, bước cần làm đầu tiên là tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn để hiểu rõ hơn về nhu cầu và sự hấp dẫn của sản phẩm tiềm năng.

Mặc dù có thể bạn sẽ không bao giờ biết chính xác đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm tốt như thế nào, vẫn có những điều bạn có thể phát hiện ra sẽ đem lại một số chỉ dẫn.

Khám phá đối thủ cạnh tranh

Bước đầu tiên là xác định trước những người hiện đang bán sản phẩm tiềm năng của bạn. Cách dễ nhất để khám phá đối thủ cạnh tranh là thực hiện một số tìm kiếm Google đơn giản cho ý tưởng sản phẩm của bạn. Điều quan trọng là phải suy nghĩ như một khách hàng tiềm năng và tìm kiếm cụm từ mà khách hàng sẽ thực sự sử dụng.

Khi bạn đã phát hiện ra một vài đối thủ cạnh tranh chính, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí như SimilarWeb.com và SEMrush.com để phát hiện ra những người khác.

Ví dụ như tìm kiếm “Hair Extensions” (nối tóc) trên Google. Khi đã tìm thấy một số tiệm nối tóc được xếp hạng đầu trên trực tuyến, hãy tìm kiếm họ trong cả SEMrush và SimilarWeb để có được danh sách của các tiệm nối tóc khác trên trực tuyến như dưới đây.

Phân tích đối thủ cạnh tranh từ SEMrush

Phân tích đối thủ cạnh tranh từ SimilarWeb

SimilarWeb và SEMrush cũng có thể cung cấp các thông tin chi tiết khác khá phong phú về đối thủ cạnh tranh tiềm năng của bạn, bao gồm:

– Tổng quan về lượng truy cập

– Phân vùng địa lý của truy cập

– Các trang web đề cập đến

– Các từ khóa tìm kiếm (tự nhiên và trả tiền)

– Chia sẻ trên mạng xã hội

Việc rà soát thông tin với những công cụ này là một điểm khởi đầu tốt để tìm hiểu tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn, từ đó có được một cái nhìn tổng quan về những gì bạn đang cạnh tranh.

Xem thêm:

7 thói quen thường ngày của một người bán hàng thành công

5 sai lầm cần tránh để trở thành một doanh nhân thành đạt

Thiết kế web doanh nghiệp

Một số điều khác để xem xét đối thủ cạnh tranh của bạn bao gồm:

1 – Họ đã kinh doanh bao lâu?

Những doanh nghiệp không kiếm được tiền sẽ không tồn tại trong kinh doanh. Bạn có thể sử dụng một dịch vụ như WhoIs.net để tra cứu thông tin về một tên miền cụ thể và xem thời điểm nó được đăng ký. Ngoài ra, cả Twitter và Facebook cũng sẽ hiển thị cho bạn ngày tạo tài khoản. Hiểu được một doanh nghiệp đã tồn tại khoảng bao lâu có thể giúp bạn hiểu hơn về thành công của nó.

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng tên miền đã được đăng ký ngày 22/04/2010:

Lưu ý: Hãy nhớ rằng Creation Date (ngày tạo) không phải lúc nào cũng thể hiện ngày mà doanh nghiệp bắt đầu, vì nó có thể đã được đăng ký và mua bán từ lâu trước khi kinh doanh.

2 – Người theo dõi / tương tác trên mạng xã hội của họ ra sao?

Người theo dõi và tương tác trên mạng xã hội không nhất thiết phải liên quan đến doanh số, nhưng đó có thể là một chỉ số tốt về mối quan tâm của thị trường. Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ ở đây là bạn không thể lấy số lượng người theo dõi làm giá trị bề ngoài. Ngày này, thật dễ dàng để mua được hàng ngàn – thậm chí hàng chục ngàn – người theo dõi giả (robot) không tốn kém với các dịch vụ như Fiverr.com. Bởi vì điều này, bạn đừng chỉ nhìn vào người theo dõi trên mạng xã hội mà hãy nhìn vào cả lượng tương tác họ thực sự nhận được trên các bài viết và cảm tính của các câu trả lời.

Trong ví dụ dưới đây, doanh nghiệp này dường như đã có lực lượng người theo dõi trên mạng xã hội mạnh mẽ ở bề ngoài:

Facebook:

Twitter:

Mặc dù những con số này trông có vẻ ấn tượng, thật dễ dàng để thấy rằng chúng không hoàn toàn đang tin cậy và được thổi phồng lên. Tất cả các bài viết và cập nhật trạng thái của họ gần như không có sự tương tác. Trên thực tế, bài viết tốt nhất chị nhận được một hoặc hai lượt thích.

Bạn có thể sử dụng một dịch vụ như StatusPeople.com để xem xét lượng người theo dõi giả của các tài khoản Twitter. Công cụ này có thể đem đến cho bạn một ý tưởng tốt hơn về tính xác thực của nó.

Hãy nhìn vào kết quả Status People đưa ra cho tài khoản nói trên về lượng người theo dõi:

3 – Lượng truy cập và liên kết đến

Lượng truy cập và liên kết đến (backlink) có thể là dấu hiệu của sức cạnh tranh tổng thể và thành công trên thị trường. Mặc dù không thể biết chính xác số lượng truy cập mà một trang web cụ thể nhận được, vẫn có những công cụ giúp bạn đánh giá con số ước tính của lượng truy cập mà một trang web nhận được, cùng với số lượng backlink trỏ đến nó.

SEMrush và SimilarWeb một lần nữa lại là công cụ tuyệt vời để tìm kiếm lượng truy cập, nguồn truy cập và backlink của đối thủ cạnh tranh.

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta có thể thấy rằng cửa hàng trực tuyến này có được gần 100.000 lượt truy cập mỗi tháng và có hơn 500 backlink trỏ đến nó.

Lưu ý: Nhiều trong số các dịch vụ này chỉ có thể xác định lưu lượng truy cập cho các trang web lâu năm. Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về các đối thủ cạnh tranh tương đối mới, có thể sẽ chưa thông tin nào về lượng truy cập.

Bạn có thể xem tiếp “5 chiến lược khảo sát thị trường cho ý tưởng sản phẩm của bạn (Phần 2)” tại đây.

(Tổng hợp từ www.shopify.com)


Chia sẻ bài viết này