Google lộ bí mật chọn nhân viên từ hơn 2 triệu hồ sơ xin việc – kỳ 1

Làm việc tại Google là ước mơ không chỉ của riêng tôi hay bạn, mà còn của hàng triệu người trên thế giới. Vậy ông trùm này tuyển người như thế nào? Dưới đây là bài báo được viết bởi Laszlo Block – điều hành nhân sự của Google năm 2006 về những phẩm chất cần có của một nhân viên ứng tuyển.

Làm việc tại Google là mơ ước của hàng triệu người trên thế giới

Kể từ khi nhậm chứ điều hành nhân sự (cũng được biết là HR) tại Google năm 2006, Laszlo Bock đã giúp công ty mở rộng hệ thống nhân viên, tăng từ 3.000 lên con số 53.000. Ngày nay, Google nhận khoảng 2 triệu đơn xin việc mỗi năm và chỉ thuê khoảng 4.000 người. Tỷ lệ ứng tuyển thành công còn thấp hơn cả việc thi vào đại học Yale hoặc Harvard. Vây đâu là những điều chính xác Google trông đợi ở số ít các ứng viên may mắn thành công?

Trong cuốn sách của mình và cuộc phỏng vấn trực tiếp với The New York Times, the Economis, Quartz và Student trên Google+, Bock đã tiết lộ một số phẩm chất Google trông đợi từ người ứng tuyển.

Google muốn sở hữu “Googleyness”

Theo “World Rule”, Bock nói rằng Google có một yêu cầu khắc khe cho những người được gọi là “Googleyness”. Trên thực tế chính cả ông cũng không hiểu rõ “Googleyness” nghĩa là gì và thường được mọi người dịch là “Tính cách của Google”. Đây là tiêu chí mơ hồ nhất trong các tiêu chí. Schmidt and Rosenberg nói rằng tiêu chí cuối cùng trong việc chọn lọc ứng viên của Google là xem họ có “giống với Google” hay không. “Làm việc thoải mái, thiên về hành động và hợp tác tự nhiên” là tất cả những tiêu chí chính xác đối với một người được cho là mang “tính cách Google”

Googleyness là khái niệm hoàn toàn mới mà chính Google cũng không định nghĩa được

Trong cuốn sách của mình, Bock đã miêu tả “những thuộc tính như niềm vui, có một chút ít sự khiêm nhường, thật sự tận tâm với công việc (chúng tôi chỉ muốn những người chủ, không muốn sở hữu nhân viên); làm quen với sự mơ hồ (sự thay đổi chóng mặt), những sản phẩm của bạn trong quá khứ và cảm hứng cuộc sống”.

Google muốn “kiến thức có ảnh hưởng trong công việc”, không phải chỉ tập trung vào một ngành đặc thù

Trong phần khác của “Work Rules”, Bock đã biết rằng “điều này là điều quan trọng nhất với chúng ta vì liệu một người nào đó có thực sự hiểu về công việc mà họ đảm nhận.”

Vì sao? Những chuyên gia trong việc giải quyết vấn đề nhất định cũng sẽ chỉ tái tạo những giải pháp đáng tin cậy như nhau trong những tình huống họ chưa từng đối mặt trước đây”. Để có được những tư duy mới, bạn cần có một nền tảng tốt, bao quát hơn.

Đối với vai trò kỹ thuật giống như kỹ sự hay người quản lý sản phẩm, chúng tôi đánh giá chuyên môn về khoa học, máy tính. Nhưng thực tế chúng tôi cũng có những thiên vị để tuyển một vị tướng (mặc dù chỉ ở mức chuyên gia) hiểu biết về khoa học máy tính chứ không phải là chỉ tập trung trong một lĩnh vực:

Google muốn “nhà lãnh đạo khẩn cấp”

Nhân viên mà chúng tôi thuê không cần kiến thức chuyên môn thành thạo hay nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi nói về những nhà lãnh đạo khẩn cấp, quan điểm rằng chúng tôi không muốn bạn là kiểu người nhảy vào chiếc ghế độ trưởng mọi lúc, chúng tôi chỉ muốn điều đó xảy ra khi có vấn đề xảy ra, nhưng quan trọng hơn, chúng tôi tìm kiếm những người tìm kiếm người có khả năng bỏ đi những kiến thức chuyên ngành để giải quyết chúng ” – Bock nói với Max Nisen tại Quazt.

Google muốn người có khả năng nhận thức cao

Nếu bạn thêu những người sáng dạ, tò mò và luôn học hỏi, học có thể đưa ra những giải pháp mới mà thế giới chưa từng có trước đây. Tìm kiếm khả năng nhận thức xuất phát từ quảng thời gian họ làm việc, cách thức họ làm việc thay vì một người sẽ làm tất cả những công việc mà người khác đang làm. Chúng tôi chỉ tuyển dụng người theo năng lực, kỹ năng học hỏi cái mới và tổng hợp chúng”.

Google muốn ứng viên có “Grit”

Bock trong cuộc phỏng vấn với The Time đã từng kể về câu chuyện của ông với một học sinh học cả 2 chuyên ngành là khoa học máy tính và Toán học. Học sinh này đang nghĩ về việc từ bỏ ngành khoa học máy tính bởi nó quá khó.

Tôi đã nói rằng, nếu so sánh thì một học sinh đạt điểm B môn khoa học máy tính sẽ tốt hơn với người đạt điểm A+ Tiếng Anh. Khi ở khoa máy tính, bạn sẽ phải suy nghĩ chặt chẽ và các môn học thì đều khó hơn. Học sinh đó sẽ trở thành một trong những thực tập sinh của chúng tôi vào mùa hè

Một sự nghiên cứu mang tính đột phá của nền giáo dục, những người có Gril_chỉ số bền bỉ theo đuổi mục tiêu dù có khó khăn_là chìa khóa quan trọng cho sự thành công hơn chỉ số IQ thô.

Google muốn sự đa dạng về quan điểm và kinh nghiệm sống

Trong cuộc nói chuyện với Quartz, Bock đã tiết lộ rằng Google luôn yêu cầu các ứng viên “mang đến một cái gì đó thực sự mới lạ và đa dạng liên quan đến sản phẩm trong quan điểm các kinh nghiệm sống.”

Sự mong muốn này khá dễ hiểu bởi trong một báo cáo nhân lực năm 2014, Google đã nhận ra rằng 70% nhân viên là nam và 60% là người da trắng”. Sự đa dạng trong nguồn nhân lực sẽ mang đến cho công ty nhiều ý tưởng mới trong việc tiếp cận các dạng đối tượng, thị trường khác nhau, thổi luồng sinh khí mới vào bộ máy cồng kềnh này.


Chia sẻ bài viết này