Với con số đáng ngạc nhiên – gần 92% khách hàng hiện nay quan tâm đến bình luận, đánh giá trực tuyến – khiến nhiều doanh nghiệp đang dựa vào những bình luận này để xây dựng niềm tin và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, trong khi các chủ shop, chủ doanh nghiệp dần nhận ra tầm quan trọng của các bình luận, đánh giá, thì phần lớn vẫn chưa quan tâm đúng cách đến việc tối ưu chúng. Thay vào đó, họ lại đang ném tiền qua cửa sổ với những dịch vụ không cần thiết. Dưới đây là 5 gợi ý hữu ích cho các shop vừa và nhỏ, các doanh nghiệp để có thể chiến thắng khách hàng mới bằng những bình luận, đánh giá trực tuyến.
-
1. Xây dựng trang đánh giá chất lượng
Khi khách hàng tìm kiếm một trang bán hàng, một cửa hàng mới, điều đầu tiên họ thường làm là lên Google, gõ tên thương hiệu kèm theo những từ khóa như “đánh giá” hay “phản ảnh”. Chính những kết quả khách quan này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cách các khách hàng mới nghĩ về thương hiệu của bạn. Đó cũng là lý do bạn cần xây dựng và lên top trang đánh giá chất lượng cao tại kết quả tìm kiếm của Google.
5 cách sử dụng đánh giá trực tuyến để thu hút khách hàng mới
Trang đánh giá, bình luận cần có càng nhiều bình luận càng tốt. Tại SiteJabber, với hơn 55,000 doanh nghiệp được đánh giá, những doanh nghiệp với hơn 1,000 đánh giá đã tăng 18% sao đánh giá và tăng thêm 672% chú ý từ khách hàng. Bên cạnh đó, càng nhiều bình luận còn có thể bảo vệ bạn khi công việc kinh doanh nhận được những bình luận tiêu cực – điều khó có thể tránh khỏi với bất kỳ doanh nghiệp nào. Các cửa hàng, doanh nghiệp với nhiều bình luận, đánh giá sẽ có nhiều cơ hội để xây dựng niềm tin và có nhiều khách hàng mới.
Không chỉ vậy, những bình luận từ các khách hàng trước đó còn đem đến một câu chuyện đặc biệt của riêng thương hiệu. Nếu có thể, bạn hãy thêm nút kêu gọi hành động vào trang đánh giá để tăng tối đa khả năng khách hàng mới tương tác và gia tăng doanh thu. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Đánh giá sản phẩm để thu hút đánh giá, bình luận về sản phẩm từ khách hàng.
-
2. Hiển thị đánh giá tích cực trên website
- Hiển thị đánh giá tích cực trên website
Sau khi xây dựng trang đánh giá, hãy sử dụng trang này hiệu quả để gia tăng doanh thu cho chính website của bạn thông qua widget đánh giá hoặc hiển thị đánh giá tích cực tại chân trang website. Những công cụ này giúp bạn xây dựng lòng tin đối với website và hiệu quả vượt xa khỏi những bình luận bạn có được khách hàng trên Facebook. Không chỉ hiển thị những dòng đánh giá của khách hàng, bạn có thể thêm thông tin như họ tên, hình ảnh hoặc website của họ để tăng tính chân thực. Để thu thập những đánh giá này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng thông qua điện thoại hoặc gặp mặt, cũng có thể thông qua email trao đổi.
-
3. Phản hồi với những đánh giá tiêu cực
Đánh giá tiêu cực có khả năng gây tổn hại không nhỏ với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, với những khách hàng đang “bốc hỏa” thì bạn vẫn cần phản hồi ngay lập tức và thật chuyên nghiệp. Một phản hồi công khai được đánh giá là hành động lịch sự, hữu ích và hướng tới khách hàng, sẽ có thể ngay lập tức chuyển 1 sao đánh giá tiêu cực thành 5 sao tích cực và đem về cho bạn một khách hàng giàu tiềm năng. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn giải quyết tường tận hơn nữa khiến nại của khách hàng, hãy gửi đến họ tin nhắn cá nhân thông qua email hoặc điện thoại – bên cạnh phản hồi công khai.
Phản hồi những đánh giá tiêu cực
Một khi khách hàng hài lòng về khiếu nại, hãy lịch sự hỏi người đánh giá cập nhập tình hình đánh giá và giải pháp trên website của bạn. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng 95 % khách hàng không hài lòng sẽ quay lại nếu vấn đề được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, hãy luôn nhớ rằng những phản hồi công khai của bạn còn được hàng nghìn khách hàng tiềm năng khác đọc được. Vì vậy, đây cũng là yếu tố để khách hàng cảm nhận về tính chuyên nghiệp và quan tâm đến khách hàng từ thương hiệu của bạn, điều giúp bạn khác biệt và chiến thắng những đối thủ khác. Phản hồi tích cực và tiêu cực đều đóng vai trò quan trọng trong tâm lý khách hàng, có đến 68% khách hàng tin vào những bình luận khi được thấy cả bình luận tích cực và tiêu cực về thương hiệu ấy.
-
4. Minh bạch tạo ra lợi thế rất lớn
Những doanh nghiệp, cửa hàng có đánh giá tốt thực chất không hề lo lắng về những yếu điểm của họ. Thay vào đó, họ hiểu rõ những yếu điểm này và sử dụng như một phần trong chiến lược marketing. Giả sử với shop bán hàng vừa và nhỏ như của bạn, bạn đang kinh doanh rất tốt và có tiếng về dịch vụ vận chuyển đơn hàng đúng hẹn, tuy nhiên thỉnh thoảng việc vận chuyển sẽ lâu hơn 1 chút. Trong tình huống này, bạn hãy trao đổi với khách hàng để thông báo về tình trạng và hy vọng khách hàng có thể thông cảm cho bạn. Mặc dù khách hàng sẽ nhận được sản phẩm muộn hơn nhưng vẫn thấy dễ chịu và không ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tác dụng nếu thi thoảng shop của bạn gặp tình trạng này, vì tính minh bạch cũng là một cách để tạo ra niềm tin với khách hàng.
-
5. Phản hồi với tất cả các đánh giá
Theo thống kê của SiteJabber, các doanh nghiệp, cửa hàng có phản hồi với tất cả các đánh giá đều có chỉ số đánh giá cao hơn 86% so với những thương hiệu không làm điều này. Công khai cảm ơn tất cả các đánh giá, bất kể họ đánh giá ra sao về website bán hàng và công việc kinh doanh của bạn. Điều này không chỉ gây ấn tượng với tất cả các khách hàng đang có mà cả những người mua hàng tiềm năng về cách bạn quan tâm đến khách hàng cũng như cách làm việc chuyên nghiệp trong việc đối mặt với những đánh giá tiêu cực.
Trong xu hướng phát triển nhanh chóng như hiện nay của thương mại điện tử, những khách hàng thông minh nhận diện thương hiệu thông qua những thước đo liên quan mật thiết đến dịch vụ khách hàng. Thông qua những nhận xét, đánh giá tưởng chừng nhỏ bé này, bạn hãy tận dụng và xây dựng lòng tin với khách hàng một cách khéo léo.
(Theo www.entrepreneur.com)