4 lý do có thể làm bạn thất bại khi khởi nghiệp kinh doanh

Với hầu hết những người mới bắt đầu, khởi nghiệp kinh doanh luôn là một trong những giai đoạn khó khăn, trừ một số trường hợp đặc biệt nhận được sự hỗ trợ. Giai đoạn khởi nghiệp kinh doanh không hề đơn giản, ngoài những yếu tố bạn cần có bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tài chính,…Bạn cần biết cách loại bỏ những lý do ngớ ngẩn làm bạn thất bại ngay khi khởi nghiệp. Dưới đây là 4 lý do, tôi nghĩ bạn nên loại bỏ nếu muốn khởi nghiệp thành công.

1. Bạn không có mục tiêu rõ ràng

Bạn kinh doanh cho vui ? bạn khởi nghiệp vì bố mẹ bắt phải làm hay bắt chước bạn bè? Bạn kinh doanh khởi nghiệp kinh doanh không phải xuất phát từ ý tưởng của chính mình, khi đó là bạn đang không có mục tiêu. Bởi vì không có mục tiêu nên bạn sẽ dễ gặp thất bại khi khó khăn. Thế nên khi xác định sẽ kinh doanh bạn phải biết thực sự bản thân muốn gì để từ đó biết mình cần làm gì để công việc kinh doanh được thành công.

2. Hướng tới quá nhiều mục tiêu

Trái ngược với sai lầm không có mục tiêu rõ ràng là việc bạn có quá nhiều mục tiêu cùng một lúc, bạn quá tự tin với bản thân nên ôm đồm cùng lúc nhiều việc, đặt ra nhiều mục tiêu trong khi khả năng thực tế của bạn thân lại không được như vậy. Mọi người thường được khuyến khích hãy cứ nghĩ, cứ làm đi, sai có thể sửa, rằng chúng ta chỉ thực sự thất bại khi chúng ta không dám thực hiện. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn cứ vẽ ra một đống thứ rồi cố gắng hoàn thành bằng hết chúng. Việc đề ra quá nhiều mục tiêu chỉ khiến sự chuyên tâm của bạn bị phân tán, sức lực của bạn cũng bị chia sẻ rồi cuối cùng việc nào cũng không làm đến nơi đến chốn. “ Việc tuy nhỏ nhưng không làm sẽ không xong”, do đó hãy cố gắng hoàn thành từng mục tiêu, thay vì cùng lúc bạn nhắm đến nhiều thứ.

Lời khuyên của chúng tôi đưa ra là hãy liệt kê ra tất cả những thứ mình cần đạt được theo thứ tự giảm dần độ quan trọng, sau đó khoanh tròn 5 lựa chọn đầu tiên để bắt tay vào thực hiện. Con số này có thể giảm tùy vào khả năng của bạn, điều cốt lõi là bạn phải biết ưu tiên cái gì trước.

3. Sợ khó

Theo lẽ tự nhiên đã là con người ai cũng có trong mình không ít thì nhiều tính nỗi sợ hãi, nhưng không vì thế mà bạn phải sợ hãi khi bước ra thế giới xung quanh. Rõ ràng, những lần khởi nghiệp đầu tiên sẽ có không ít kho khăn, mặc dù đã biết trước kinh doanh không dễ dàng nhưng nếu vì thế mà bạn không dám bước, cứ dậm chân tại chỗ thì chẳng mấy chốc bạn sẽ bị đối thủ dẫm đạp dưới chân và vượt lên nhanh chóng. Nên nhớ thử thách không phải vì muốn dìm bạn xuống mà để tôi luyện bản, để kiểm tra ý chí và sự thông minh của bạn xem có phù hợp với thành công trước mắt hay không.

Kế hoạch kinh doanh sai lầm, chiến lược thất bại, sản phẩm kém cỏi, thị trường mới không phù hợp, sai lầm khi mở rộng lĩnh vực? Có phải bạn sợ những thứ ấy? Nhưng không thử sao biết lý do mình sai, không thử sao bạn biết cách để hoàn thiện bản thân hơn. Hãy nghĩ rằng những thử thách phía trước là một trò chơi thú vị, việc của bạn là làm sao để chiến thắng trò chơi ấy. Kinh doanh rất thú vị chứ không phải chỉ toàn màu đen như bạn tưởng đâu!

4. Không biết phân quyền

Khi bạn ở vị trí cấp quản lý, bạn cần phải biết phân quyền ch nhân viên, có như vậy bạn mới có thể quản lý tốt các đầu công việc khác nhau. Nhân viên là người cùng bạn chèo lái chung một con thuyền, họ không chỉ cùng bạn gắng sức mà còn cùng bạn chia sẻ thành công. Nhiệm vụ quan trọng của bạn là phải đưa họ vào một hệ thống có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận và giao cho họ công việc phù hợp với chuyên môn và khả năng.

Tối kị nhất của một người lãnh đạo là không biết cách bàn giao công việc, khiến mọi thứ rối tung lên, làm tổ chức lỏng lẻo có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào. Bạn cần biết cách cân bằng công việc, phân quyền cho các bộ phận, có các công cụ để đánh giá hiệu quả công việc một cách tối ưu nhất.

Tư vấn khởi nghiệp để kinh doanh thành công

Nể phục chàng sinh viên khởi nghiệp từ 1 triệu đồng


Chia sẻ bài viết này