4 điều then chốt bạn có thể học được từ việc kinh doanh thất bại

Không ai muốn kinh doanh thất bại. Nhưng với những doanh nhân và CEO, nó mang đến càng nhiều khát khao hơn là sự sợ hãi. Thất bại có thể đến với bất cứ ai, bất cứ doanh nghiệp nào, vào bất kỳ lúc nào, nó chà đạp bạn nhưng đồng thời cũng vực bạn đứng dậy ngay cả khi bạn mới khởi nghiệp. Mấu chốt là thất bại đem đến cho ta những bài học đáng giá. Vấn đề chỉ là ở bạn có sẵn sàng mở lòng ra chấp nhận và bước tiếp với những bài học này hay không?

Nghĩ khác, làm khác đi

Nếu không thua cuộc, chúng ta sẽ vấn tiếp tục làm những điều giống nhau và không có một lý do nào để thoát ra khỏi lối mòn ấy. Sự thất bại đòi hỏi người kinh doanh phải nghĩ khác và làm khác đi. Đầu tiên, bạn phải tìm ra những cách để khắc phục sai lầm và tiếp cận, học hỏi những cách xử lý khác. Kinh doanh thất bại khiến ta sáng tạo không ngừng để thay đổi cuộc chơi, thay đổi thị trường. Động lực ta nhận được từ sự thất bại được thể hiện bằng hai con số: Số 0 hoặc số 100.

Thua ở một thị trường không có nghĩa là cũng sẽ thua ở những thị trường khác

Rất nhiều người làm kinh doanh bị ám ảnh bởi việc là người đầu tiên hay buộc phải là ông lớn ở một thị trường nào đó mà không hề nghĩ tới việc phát triển ở những thị trường khác. Sai lầm trong chiến lược chọn thị trường phát triển là rất nghiêm trọng trong khi nếu ở thị trường khác, kế hoạch kinh doanh lại hoàn toàn có thể thành công.

Ví dụ rõ ràng nhất cho điều này là cuộc chiến công cụ tìm kiếm của Google và Yahoo. Có một thời gian Yahoo đã “chễm chệ” ở ngai vàng công ty lớn nhất thế giới nhờ vào công cụ tìm kiếm. Nhưng đến những năm 1998 và 2000, Google xuất hiện và cuộc chơi bị đảo lộn. Yahoo đã chững lại và cuối cùng Yahoo từ bỏ công cụ tìm kiếm và tập trung vào nội dung. Dù là một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất và sớm nhất nhưng Yahoo đã thua cuộc so với Google trên mặt trận này. Thay vào đó nhờ tập trung vào nội dung, ngày nay, Yahoo đã trở thành trang cung cấp thông tin lớn nhất thế giới.

Tham khảo: Công ty thiết kế web bán hàng

Bảng giá website doanh nghiệp

Marketing cho sản phẩm quan trọng ngang sản phẩm

Không may rằng lịch sử có rất nhiều trường hợp mà một sản phẩm tốt hơn vẫn thất bại như thường. Ví dụ như: máy nghe nhạc và xem phim Microsoft Zune được đánh giá về chất lượng và tính năng cao hơn Ipod nhưng nó vẫn không là đối thủ của Apple trên lĩnh vực máy nghe nhạc.

Rõ ràng chiến lược marketing cho sản phẩm là rất quan trọng. Đừng tự tin rằng nếu bạn có một sản phẩm tốt khách hàng sẽ chọn bạn. Điều quan trọng là cách bạn tiếp thị, quảng cáo, cách bạn đưa những tính năng tốt ấy đến với người tiêu dùng, làm họ tin và làm họ mua hàng.

Những điều bạn không làm quan trọng ngang với những gì bạn làm

Nghĩ quá nhiều là sai lầm quen thuộc của nhiều người làm kinh doanh dẫn đến thất bại. Nhiều công ty ước rằng họ có thể áp dụng khấu hiệu “Hãy đơn giản hoá mọi vấn đề” trước khi phức tạp hoá mọi chuyện gây tê liệt cả bộ máy và dẫn đến thất bại. Trong kinh doanh, rõ ràng những điều bạn không làm quan trọng như những điều bạn làm. Bởi chúng có thể giữ cho kế hoạch kinh doanh được đơn giản và tập trung vào mục tiêu chủ yếu.

Việc kinh doanh đổ bể là điều không ai mong muốn. Nhưng hãy nhớ rằng khi một cánh cửa đóng lại thì một cánh cửa khác lại mở ra. Quan trọng là bạn có biết nhận lấy những bài học để tiếp tục cố gắng hay không.

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng


Chia sẻ bài viết này