Đi tìm lời giải cho thiên đường hàng xách tay trá hình

Với tâm lý chuộng đồ ngoại, hầu hết người dùng Việt hiện nay đang có xu hướng mua sắm hàng xách tay được vận chuyển từ các quốc gia khác về trong nước. Theo như quan điểm số đông của mọi người, hàng xách tay có chất lượng hơn hẳn hàng nội địa, giá thành cũng không quá cao. Chính vì điều này, mà không ít người tiêu dùng đang phải lĩnh quả đắng, khi mua phải những sản phẩm kém chất lượng, tiền mất tật mang. Vậy sự thật có bao nhiêu sản phẩm du nhập vào Việt Nam theo đường xách tay là hàng “xịn”?

Thị trường hàng xách tay hỗn độn

Nếu quan tâm đến vấn đề này bạn chỉ cần vào Google vã gõ cụm từ khóa “mua hàng xách tay”, hơn 1 triệu kết quả tìm kiếm sẽ xuất hiện chỉ.. “trong vòng một nốt nhạc”. Trong những kết quả tìm kiếm này là hàng loạt cửa hiệu đang quảng bá sản phẩm của mình với những câu từ cuốn hút, như hàng xách tay chất lượng, hàng xách tay giá rẻ, hàng xách tay xịn, với đầy đủ các mẫu hàng, từ hàng công nghệ, mỹ phẩm cho đến hàng thời trang. Nếu dùng Facebook, sẽ không quá khó để bạn tìm thấy những Page, Group, trang cá nhân quảng cáo mỹ phẩm xách tay “xịn” kèm theo ảnh chụp của một hot girl có làn da mịn như em bé để minh chứng hàng hot của mình.

Lời quảng cáo và ảnh minh họa hàng xách tay  luôn cuốn hút người tiêu dùng

Hàng xách tay có nguồn gốc từ đâu?

Với mức giá mềm, lại được sử dụng hàng hiệu, không ít người dùng đã hồ hởi, sẵn sàng chi ra một khoản tiền để mua mà không hề nghi ngờ gì. Thế nhưng đằng sau những sản phẩm hào nhoáng đó, chúng sẽ được đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau.

Qua đường xách tay

Một phần nhỏ số lượng hàng xách tay đang bày bán trên thị trường được vận chuyển về nước thông qua nhân viên hàng không, các hướng dẫn viên du lịch. Sau khi mang hàng về nước, họ sẽ giao hàng có các tiệm đồ hàng xách tay, và ăn theo chiết khấu từng sản phẩm, cũng có thể là tự bán. Theo như chia sẻ của một tiếp viên hàng không, trong mỗi chuyến bay, họ sẽ được phép mang tối đã khoảng 30 kg hàng hóa, nhưng nhiều trường hợp có mối quan hệ tốt, lượng hàng có thể lên đến 50 kg.

Những chiếc túi da xách tay ăn theo các thương hiệu nổi tiếng

Một mánh khóe khác để có được nhiều hàng hơn là các con buôn sẽ đi thuê CMND và địa chỉ của học sinh, sinh viên trong các trường đại học. Sau đó, danh sách này sẽ được gửi ra nước ngoài, và bỗng nhiên, các sinh viên này sẽ trở thành người thân của các Việt Kiều, với tư cách là gửi cho cháu món đồ. Và như vậy, hàng được vận chuyển chót lọt về Việt Nam.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web tốt  hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website doanh nghiệp

Hàng xách tay “made in china”

Lợi dụng xu hướng sính ngoại của người dùng hiện nay, một phần không nhỏ số lượng hàng hóa đã được nhập lậu và gắn mác hàng hiệu để đánh lừa người tiêu dùng. Với các sản phẩm là quần áo, tạp phẩm hay đồ điện tử, các con buôn sẽ đánh hàng từ Quảng Châu Trung Quốc hay các chợ biên giới về Việt Nam theo đường tàu hỏa để tiết kiệm chi phí vận chuyển. Sau khi vận chuyển chót lọt, tất cả sẽ được chuyển qua tập kết tại nhiều địa bàn khác nhau như Long Biên (phố Nguyễn Sơn), Bắc Ninh, chợ Ninh Hiệp, và Yên Viên… Tại các cơ sở này, hàng lậu sẽ trải qua một quá trình biến đổi trở thành hàng hiệu xách tay “xịn” trước khi được phân phối trên thị trường nội địa.

Quá trình hô biến thành hàng hiệu

Đầu tiên, các tay buôn sẽ mua các tem, nhãn mác ăn theo các thương hiệu nổi tiếng như Burberry, Versace, Lacoste, LV, D&G, Ohui, Just Cavalli, Channel, L’Oreal, Olay… với giá chỉ khoảng 5-7 nghìn/cái. Sau đó, các nhãn mác này sẽ được khâu hay đính kèm lên các sản phẩm quần áo, túi da, mỹ phẩm. Các nhãn mác giả này được sản xuất bởi một số xưởng may ngoài Hà Nội như Cổ Nhuế, Hà Đông. Chủ buôn chỉ cần đặt in mác theo bất kỳ thương hiệu nổi tiếng nào, từ đơn giản đến phức tạp, tất cả sẽ được thực hiện hoàn hảo giống y hệt.

Hàng loạt  nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng được làm giả

Nếu ai ở Hà Nội chắc hẳn sẽ biết đến con phố Nguyễn Sơn (Quận Long Biên) hay còn được gọi với cái tên “phố hàng không” – nơi hội tụ hàng xách tay nhất nhì miền Bắc, với sự góp mặt gần như đầy đủ của các nhãn hiệu có tiếng trên thế giới, như Burberry, LV, Versace, Lacoste, D&G, Ohui, Channel, Just Cavalli, Olay, L’Oreal mà ngay cả các trung tâm thương mại lớn cũng khó mà tìm thấy. TP HCM cũng nổi tiếng với nhiều khu chợ bán đồ fake như  Saigon Square,  An Đông Plaza, Taka và nhiều cửa hiệu  thời trang khác tại các tuyến đường Nguyễn Trãi, Lý Tự Trọng, với đầy rẫy các mặt hàng thời trang, giàydép, túi xách, kính, đồng hồ và túi xách với đầy đủ nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.

Và những mánh khóe kiếm lời

Với những tay chuyên buôn bán đồ xách tay thực phẩm chức năng, các loại sữa, sâm nhung, rượu ngoại lại có một mánh khóe kiếm lời khác. Trong những đợt sale off mạnh ở nước ngoài vào dịp lễ hoặc cuối mùa có khi đến 70% với những mặt hàng sắp hết date, hay những sản phẩm không được người bản địa ưa chuộng. Lúc này, các con buôn sẽ tranh thủ đi gom đồ mang về Việt Nam và bán với mức giá chênh hơn từ vài trăm nghìn đồng để kiếm lời.

Các mặt hàng điện thoại xách tay cũng tràn ngập thị trường

Với các mặt hàng công nghệ như điện thoại, máy tính xách tay cũng được các con buôn săn hàng đại hạ giá trên khắp các thị trường từ Hồng Kông, Singapore đến Mỹ và mang về nước. Sau đó, họ sẽ lấy mã (code) chuyển từ bản khóa mạng sang bản quốc tế thông qua các nhà mạng, và tung ra thị trường.

Nhiều tín đồ có kinh nghiệm chọn hàng xách tay cũng thường chia sẻ, không phải tất cả hàng xách tay đều là thật, rất nhiều sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam. Nếu hàng xách tay xịn sẽ không có chuyện giá rẻ như vậy, nếu mua được đồ “xách tay” giá rẻ, ắt hẳn đó chỉ là hàng fake. Một chị chủ quán nước ở đây cũng nói đùa, nhân viên hàng không thì ít, mà lượng hàng xách tay ở đây thì tràn ngập, thật không hiểu tay nào xách cho nổi.

Triệu trứng hiễm trùng da do dùng phải mỹ phẩm xách tay giả

Nhiều người tiêu dùng hiện nay đang bị sập bẫy, khi phải bỏ số tiền mua hàng hiệu, nhưng chất lượng chỉ là loại fake. Trong khi những người thiệt thòi là khách, thì những tay buôn lại hốt bạc, với những chiêu trò kinh doanh hàng xách tay dởm, made in China, nhưng được gia công lại trước khi xuất bán.

Tham khảo: Công ty thiết kế web bán hàng

bảng giá website doanh nghiệp

Hàng xách tay xịn giá không hề rẻ

Chỉ những tay buôn trong nghề, hay những người sành điệu mới hiểu được rằng, hàng xách tay xịn giá không phải thấp, bất kể đó là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm hay đồ điện tử.

Sữa xách tay với chi chít toàn tiếng nước ngoài sẽ khiến người tiêu dùng mù tịt thông tin

Hãy cùng suy nghĩ, những tay buôn sẽ kiếm lãi ở đâu, nếu họ nhập hàng chính hãng từ nước ngoài, trong khi họ phải bù thêm các khoản chi phí cho việc vận chuyển, ship hàng, và các loại thuế? Bởi vậy, các chiêu trò nhập hàng nhái, hàng gia công và gán mác các thương hiệu nổi tiếng đã được thực hiện nhằm kiếm lời cao.

Vì vậy, nếu không phải là một người am hiểu, bạn sẽ rất dễ phải chi tiền thật để mua hàng giả. Ngay cả với những bạn đang muốn kiếm mối sỉ, hay người mua lẻ, hãy tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc hàng hóa, chọn những nơi uy tín, để giao dịch. Đừng tin những lời tung hô, nịnh nọt của những tay buôn, hãy kiểm tra hóa đơn, giấy bảo hành của sản phẩm, tránh trường hợp tiền mất tật mang.


Chia sẻ bài viết này