4 bí quyết tăng lượng truy cập cho website bán hàng

Một trong những yếu tố dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của website bán hàng là lưu lượng truy cập theo thời gian thực. Càng có nhiều người truy cập thì chứng tỏ website có sức hút càng lớn, tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng mục tiêu càng cao, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số. Cũng vì vậy mà câu hỏi thường trực trong đầu của những người quản trị website là làm sao để tăng lượng truy cập lên cao nhất có thể. Nếu bạn đang thắc mắc giống như vậy thì hãy tham khảo 4 bí quyết mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

1. Tận dụng sức mạnh của SEO

Trên thực tế, ngoại trừ những website đã có thương hiệu thì lượng truy cập chủ yếu của website khác đều từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… chứ không phải truy cập trực tiếp. Điều này cho thấy đa phần người dùng thường lên mạng, nhập một từ khóa mà họ cho rằng liên quan vào ô tìm kiếm, thông qua danh sách kết quả rồi đi đến trang web. Vì vậy việc tận dụng các trang tìm kiếm này là rất cần thiết.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dùng có xu hướng nhấp chuột vào những vị trí đầu trên danh sách kết quả tìm kiếm hơn các vị trí khác, nên làm sao để đưa website của mình lên “top” rất quan trọng. Đây là lúc bạn cần đến sự trợ giúp của SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, quá trình này sẽ cải thiện thứ hạng website trên Google, Bing hay Yahoo.

SEO bao gồm hai quá trình, on-page và off-page. Trước tiên bạn phải tối ưu hóa toàn diện website bán hàng của mình từ giao diện, hình ảnh đến nội dung sau đó xây dựng các liên kết trỏ về từ những website khác. Một yếu tố cực kì quan trọng trong SEO, đó là từ khóa, mọi quá trình SEO đều xoay quanh bộ từ khóa chính. Bộ từ khóa này phải định hướng đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, hướng đến những truy vấn mà họ hay sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ.

Có thể nói SEO là việc các website cùng lĩnh vực tranh giành nhau vị trí đứng đầu trên công cụ tìm kiếm, vì vậy nếu muốn vượt mặt đối thủ thì bạn phải nổi bật về mọi mặt. Hãy luôn cập nhập nội dung, mở rộng từ khóa, kiểm tra liên kết và những thuật toán mới của Google để đảm bảo thứ hạng của mình không bị tụt.

2. Kết hợp quảng cáo trả tiền

Nếu coi SEO là chiến lược tăng traffic cho website một cách lâu dài thì quảng cáo trả tiền là chiến dịch ngắn hạn. Hiện nay các website thường dùng hình thức quảng cáo PPC (pay-per-click) – trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột, điển hình như Facebook Ads và Google Adwords.

Ưu điểm của quảng cáo trả tiền là khả năng tiếp cận người dùng cao, thu về lượng truy cập cho website bán hàng cực lớn trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các hình thức quảng cáo thường có phần thiết lập đối tượng cụ thể như giới tính, địa điểm, thói quen,… nên tỉ lệ chuyển đổi cũng khá cao. Tuy nhiên, nói đây là chiến dịch ngắn hạn vì chỉ cần bạn ngừng trả phí cho nhà cung cấp thì lượng truy cập cũng sẽ sụt giảm ngay lập tức, không lâu bền như SEO.

Nếu bạn mới thiết kế website bán hàng xong, sắp khai trương việc kinh doanh online hoặc đang khởi động một chương trình khuyến mãi nào đó thì quảng cáo trả tiền là giải pháp rất phù hợp. Nhưng về lâu dài thì nên kết hợp thêm với SEO.

4. Cải thiện hình ảnh trên các mạng xã hội

Từ lâu mạng xã hội đã được coi như một kênh tiếp thị hiệu quả cho kinh doanh online, là một nguồn truy cập lớn đến website. Vì vậy hầu hết mọi người đều tạo cho mình một tài khoản trên một số trang phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram,… để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Tuy nhiên, bạn cần nhớ mục đích của mạng xã hội là để kết nối mọi người với nhau, vì thế thay vì chỉ tập trung bán hàng hãy dùng nó như một công cụ tương tác với đối tượng của mình.

Bạn cần phải cải thiện sự xuất hiện của mình trên mạng xã hội, bên cạnh cập nhật thông tin về website thì nên cung cấp một số giá trị liên quan cho người dùng. Ví dụ bạn kinh doanh sản phẩm dưỡng tóc, có thể đăng các bài hướng dẫn tạo kiểu tóc, các tips chăm sóc tóc,… Đây chính là cách tạo sự thân thiện trong tiềm thức khách hàng, nhờ vậy mà họ sẽ nhớ đến thương hiệu và website của bạn lâu hơn, sẽ không cần phải tìm trên Google mỗi khi muốn truy cập nữa.

4. Gia tăng kết nối

Gia tăng kết nối cũng tương tự như việc xây dựng hệ thống liên kết trỏ về từ website khác khi SEO off-page. Bạn cần phải đưa website của mình vào một mạng lưới thông tin trong lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Ví dụ như kết nối với các blogger, các chuyên gia cố vấn,… để họ gián tiếp giới thiệu website của bạn chẳng hạn. Cần lưu ý là nên chọn những đối tác có uy tín và liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của mình, như vậy đối tượng mà họ giới thiệu mới tiềm năng.

 


Chia sẻ bài viết này