Khi bắt đầu kinh doanh, ai cũng nghĩ, để tung ra những chiêu tiếp thị hay quảng cáo nhằm thu hút khách hàng cũng chẳng khó khăn lắm, chỉ cần bạn có sản phẩm tốt, hay dịch vụ chất lượng là ổn. Nhưng bạn có biết rằng, những thất bại thường bắt đầu bằng những ý nghĩ chủ quan như vậy. Đừng chỉ dựa vào một mớ lý thuyết trên giấy và nghĩ rằng khi bắt tay vào thực hiện cũng dễ dàng như vậy. Ngoài những kiến thức đã có, bạn cần tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn nữa để thấu hiểu khách hàng của mình: họ cần gì, họ đang mong muốn điều gì, họ hy vọng sản phẩm dịch vụ của bạn sẽ có thêm những tính năng gì,… Tất nhiên sẽ có vô vàn những câu hỏi mà khách hàng muốn bạn trả lời và làm họ thỏa mãn. Vậy ở cương vị nhà quản lý, bạn đã có những kỹ năng gì để thấu hiểu khách hàng của mình chưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
Bí quyết “nuôi dưỡng” lòng trung thành của khách hàng
Đừng chỉ tiếp thị kinh doanh bằng giá cả
1. Lắng nghe người tiêu dùng
Đa số những người làm tiếp thị lại quá bận rộn hay khó chịu khi phải thăm dò thị trường. Họ có thể vui lòng tóm lược yêu cầu của mình với công ty nghiên cứu thị trường và dành thời gian xem kết quả nhưng không biết rằng, điểm khởi đầu của tiếp thị khách hàng chính là bước chân ra khỏi văn phòng và tiếp xúc với chính khách hàng của mình.
2. Không biết cách phân loại khách hàng
Chắc chăn việc phân loại khách hàng làm cho chiến lược tiếp thị của bạn bám sát mục tiêu hơn, bởi vậy mà bản kế hoạch kinh doanh của bạn cũng thực thi hơn. Quá nhiều chuyên gia tiếp thị định nghĩa phân khúc là những khách hàng có cùng đặc điểm. Điều này có lẽ chưa đúng lắm. Phân khúc chính xác là những nhóm người cùng muốn những thứ giống nhau – còn việc họ có cùng độ tuổi, giới tính hay nơi sinh sống chỉ liên quan sau khi chúng ta đã dùng nghiên cứu thị trường để xác định các nhóm nhu cầu mà chúng ta muốn hướng đến.
3. Mục tiêu rõ ràng
Một chuyên gia tiếp thị giỏi dám chấp nhận rằng đối tượng khách hàng mục tiêu ít hơn sẽ mang lại kết quả cuối cùng tốt hơn. Thông thường, điều này có nghĩa là chỉ theo đuổi từ khoảng 10% hoặc 20% của thị trường tiềm năng. Phân khúc khách hàng mục tiêu càng chặt chẽ đảm bảo kế hoạch tiếp thị có cơ hội thành công cao hơn. Nhiều người làm tiếp thị thường không dám chấp nhận điều này và kết quả là đối tượng mục tiêu của họ bao hàm hầu như tất cả mọi khách hàng.
4. Phân tách khách hàng không phải mục tiêu
Kỹ năng đặc trưng thứ tư của một chuyên gia tiếp thị giỏi chính là việc sẵn sang dành thời gian và ngân sách tiếp thị để tách thương hiệu khỏi những người tiêu dùng không phải là mục tiêu. Khi được hỏi, nhiều người làm tiếp thị không phân biệt được giữa tiếp thị và bán hàng. Tiếp thị cũng bao hàm cả việc ngăn những đối tượng không thuộc nhóm khách hàng mục tiêu mua sản phẩm. Thông thường, phần lớn khách hàng tiềm năng trong bất kỳ thị trường nào cũng khiến chúng ta phải tốn chi phí nếu phục vụ họ. Một chuyên gia tiếp thị đích thực hiểu điều này và sẽ cố né tránh bán hàng “sai đối tượng”.
Như chúng tôi đã nói ở trên, bất kể nhà quản lý nào, nếu thực sự muốn tìm kiếm sự khác biệt, hãy cố gắng tiếp xúc với khách hàng của bạn. Chỉ có như vậy, bạn mới tìm ra được ưu nhược điểm của từng phương pháp và thực hành chúng một cách chuẩn xác nhất.