Kinh doanh bán lẻ là ngành rất phát triển trong giai đoạn gần đây, rất nhiều cửa hàng bán lẻ được mở ra với các sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua. Với số vốn đầu tư không cần quá lớn, đối tượng hướng tới tương đối rộng, khả năng tiêu thụ cao, nhiều người thường chọn bán lẻ để khởi nghiệp. Nhưng chính vì thiếu kinh nghiệm nên họ không có cái nhìn toàn diện về ngành kinh doanh này, dẫn đến sự thất bại không đáng có. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số suy nghĩ sai lầm “nghiêm trọng” trong bán lẻ.
1. Cứ đông người là đông khách
Đây là suy nghĩ sai lầm đầu tiên khi nhiều người chọn địa điểm để mở cửa hàng, họ cho rằng chỉ cần tìm nơi nào đông người qua lại hay sinh sống thì kiểu gì cũng có khách, chẳng lo ế. “Ảo tưởng” này có thể bắt đầu khi nhìn vào những trung tâm thương mại lớn, tại đây lưu lượng người ra vào hàng ngày rất nhiều, các cửa hàng bán lẻ ở đây hầu như lúc nào cũng tấp nập khách tới mua. Nhưng nên nhớ rằng để có một suất tại đó bạn phải bỏ ra số tiền “cực khủng”, hàng hóa cũng phải “cực chất” mới mong đông khách. Còn nếu bạn chỉ muốn mở một cửa hàng nhỏ thì hãy vứt ngay cái suy nghĩ ấy ra khỏi đầu đi, vì đông người nhưng không có nhu cầu thì sản phẩm của bạn tốt đến mấy cũng chẳng ai muốn mua. Lấy ví dụ như một khu phố gần trường đại học, nơi rất đông đối tượng sinh viên, bạn mở cửa hàng bán đồ mẹ và bé thì tính xem có bao nhiêu khách tới mua.
Thế nên khi chọn địa điểm mở cửa hàng bán lẻ bạn phải xác định được đối tượng mục tiêu mà mình nhắm tới, ước tính số lượng tại khu vực đó, và nhu cầu của họ về sản phẩm bạn cung cấp là cao hay thấp. Đừng có tâm lý cầu may, mọi việc phải được đưa vào kế hoạch hành động cụ thể dựa trên những phân tích chính xác.
2. Xác định sai lợi nhuận
Nhiều người có cách tính lợi nhuận rất đơn giản thế này, nhập hàng về với giá X, bán ra với giá 1,5X thậm chí là 2X, cứ nhân lên số lượng thì sau một tháng cũng đủ kéo lại vốn, sau nửa năm chẳng mấy chốc mà giàu. Có lẽ do thiếu kinh nghiệm nên họ chưa hiểu hết chi phí bao gồm những khoản nào, cứ ngỡ nó chỉ là tiền nhập hàng hay nguyên liệu mà thôi. Thực tế bên cạnh đó bạn còn phải tính thêm cả những khoản phí như tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhân viên, tiền thuê mặt bằng,… vào giá mỗi sản phẩm, như vậy mới cân đối được thu chi.
Việc xác định giá thành sản phẩm bán ra cũng rất quan trọng, không chỉ phải phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường mà còn cần giúp bạn thu được lợi nhuận sau khi đã tổng kết tất cả chi phí. Thế nên việc tìm nguồn hàng rất quan trọng trong bán lẻ, nếu có nhà cung cấp với giá rẻ thì khi định giá sản phẩm cũng đơn giản hơn rất nhiều.
3. Không trang bị đầy đủ cho cửa hàng
Bạn mở cửa hàng chứ không làm một cái kho chứa đồ, không phải chỉ cần vài cái kệ, vài giá đỡ rồi chất hàng lên đó là xong. Muốn bảo quản tốt sản phẩm, muốn mọi thứ trong cửa hàng ngăn nắp, sắp xếp theo trật tự để thuận tiện cho quản lý và khách đến mua hàng thì phải có những trang thiết bị phù hợp. Ngoài những kệ hàng, tủ kính thì bạn nên sắm thêm một số công cụ giúp bảo quản như tủ chứa làm lạnh, hệ thống thông gió, chống mối mọt và các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, phần mềm quản lý bán hàng,… Những thiết bị này mặc dù không thiết yếu nhưng có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình kinh doanh, giúp mọi nghiệp vụ bán hàng được đưa vào quy trình thống nhất, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.
Trong bài viết là 3 suy nghĩ sai lầm mà bạn cần tránh khi muốn khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ, mong rằng bạn hãy loại bỏ chúng ra khỏi đầu để có thể phát triển hơn.
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Đón đầu xu hướng bán lẻ với 3 cách đơn giản
Tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ bằng cách nào?
Nhân viên bán hàng – bí quyết thành công trong bán lẻ