“Người trả lương cho bạn không phải là ông chủ, mà chính là khách hàng” – đây là câu nói mà bất kỳ nhân viên bán hàng nào có lẽ cũng đã từng nghe qua. Có thể nói, khách hàng nắm giữ chìa khóa cho sự thành bại của mọi hoạt động kinh doanh bán lẻ. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn cuộc hành trình để tiếp cận với khách hàng và giúp bạn nhận ra tiềm năng giúp doanh nghiệp bán lẻ của mình thành công hơn:
1. Khách hàng phải là trung tâm
Nguyên tắc bán lẻ đầu tiên chính là xem khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động. Tất cả mọi thứ bạn làm đều xoay quanh khách hàng của mình, giúp họ cảm thấy thỏa mãn và tự động mang đến doanh thu. Hiểu được nguyên tắc này, bạn sẽ có thể làm chủ các khách hàng và phát triển kinh doanh một cách bền vững.
Làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ (Phần 2)
Để có một dịch vụ khách hàng tuyệt vời, trước tiên bạn cần phải thực sự hiểu khách hàng của mình, hiểu về tâm lý, mong muốn và nhu cầu của họ. Để thành công, bạn không phải chỉ cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm mà họ cần mà còn phải mang đến nhiều giá trị bổ sung vượt quá sự mong đợi của họ. Trong mỗi lần mua sắm, chỉ cần cung cấp nhiều hơn một chút so với mong đợi, bạn đã có thể làm cho “thượng đế” của mình hài lòng và làm cho họ trung thành với bạn trong một khoảng thời gian dài.
Một yếu tố vô cùng cần thiết trong bán lẻ để biến khách hàng thành trung tâm: đó là tỉ mỉ và chi tiết. Để làm được điều này bạn cần phải vượt qua một số thách thức: Làm thế nào để trở nên rõ ràng hơn và đâu là những chi tiết mà bạn nên tập trung vào? Bạn cần phải cải thiện sự hiểu biết của mình về khách hàng. Để làm được điều đó, mỗi cửa hàng bán lẻ phải tập trung vào các chi tiết cụ thể, rõ ràng để tránh mắc phải bất cứ sai lầm nào, dù là nhỏ nhặt nhất. Khách hàng có khả năng sẽ chấp nhận một số sai lầm của bạn nhưng nếu quá nhiều, họ sẽ rời bỏ bạn và đến với các đối thủ cạnh tranh.
2. Bán lẻ cũng phải có chiến lược
Chiến lược 4Ps là một chiến lược đã rất cũ nhưng vẫn còn mang đầy đủ ý nghĩa trong nền kinh tế hiện đại. Nó sẽ giúp bạn hiểu được nền tảng tổng thể của một doanh nghiệp bán lẻ và nền tảng cơ bản của một doanh nghiệp bán lẻ thành công. Sau đây là bốn yếu tố có trong chiến lược này:
– Sản phẩm: Đó cũng phải là những sản phẩm có thể mang lại lợi nhuận cho bạn để xây dựng một doanh nghiệp thành công;
– Giá: Mức giá cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà bạn cần phải cân nhắc. Làm thế nào để khách hàng có thể chấp nhận và cảm thấy giá trị mà họ nhận được là tương xứng với đồng tiền mà họ bỏ ra. Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần cho khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn thay vì chọn mức giá ít tiền nhất cho họ.
– Địa điểm: Vị trí đặt cửa hàng là vô cùng quan trọng, cho dù là cửa hàng truyền thống hay là một trang web thương mại điện tử thì bạn cũng phải đặt nó ở một nơi nào đó sao cho khách hàng có thể tiện lợi và dễ dàng đến để mua sắm bơi ai cũng thích sự bắt mắt và ấn tượng.
– Xúc tiến: Một khi bạn đã có sản phẩm với giá hợp lý, ở một nơi mà khách hàng có thể mua sắm tiện lợi, tức là bạn đã đảm bảo đủ 3 yếu tố trên thì vẫn là chưa đủ. Bạn cần làm gì đó để tất cả các khách hàng tiềm năng biết đến sản phẩm và cửa hàng của bạn
3. Vị trí vô cùng quan trọng
Nếu bạn có ý định mở một cửa hàng bán lẻ, vị trí kinh doanh sẽ là yếu tố quyết định khá nhiều đến doanh thu mỗi ngày của bạn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sự thành công của một cửa hàng truyền thống. Vị trí tốt nhất sẽ được quyết định bởi các chiến lược thương hiệu và sản phẩm của bạn. Ví dụ, nếu bạn mở một siêu thị bán lẻ thì một vị trí thoáng đãng, gần khu đông dân cư với một bãi đậu xe rộng rãi là rất cần thiết; hay một cửa hàng thời trang thì cần nằm ở các dãy phố có nhiều cửa hàng tương tự để hướng được đến khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, ngày nay, Internet phát triển đã thay đổi gần như hoàn toàn thói quen mua sắm của người dùng. Hàng loạt các trang web thương mại điện tử đã ra đời và mở ra kỷ nguyên “bán lẻ trực truyến” vô cùng tiện lợi. Nhưng không vì thế mà nguyên tắc vị trí mất đi tác dụng. Với các cửa hàng online, bạn cần phải biết cách tối ưu hóa địa chỉ của mình, đó chính là tên miền, sao cho khách hàng có thể gõ và truy cập một cách đơn giản nhất.