Trong bài viết trước chúng tôi đã đưa ra 4 sai lầm trong quản trị mà bạn cần biết, và sau đây là 4 sai lầm tiếp theo.
5. Tác phong chậm chạp, không biết truyền đạt ý
Tưởng tượng như đang nhìn thấy một đoàn tàu, và bạn là toa đầu, mọi người đều nối gót theo bánh xe của bạn. Bạn chạy nhanh họ sẽ chạy nhanh, bạn ì ạch họ cũng ì ạch theo sau. Điều tối kị trong quản trị là quá rề rà, không dứt khoát, tác phong chậm chạp. Không chỉ chính bạn đang kéo tập thể xuống mà có thể người khác sẽ vượt qua bạn, lấy được sự đồng tình của người khác mà giành quyền của bạn.
Một nhà quản trị cần có cái nhìn bao quát, biết phải làm gì và làm lúc nào, luôn dẫn đầu để làm gương cho mọi người. Nhà quản trị có thể lên ý tưởng thì cũng có thể truyền đạt ý tưởng đó cho mọi người. Bạn cần phải có sự chuyên nghiệp khi làm việc để thuyết phục cấp dưới tin tưởng và làm theo.
6. Sai lầm trong quản trị khi không dám lãnh đạo
Sẽ ra sao nếu một nhà quản trị không dám…lãnh đạo, cũng giống như con sư tử thiếu mất cặp răng nanh, làm vua mà không khác bù nhìn vậy. Một kẻ nhu nhược thì làm sao dẫn dắt người khác nghe theo mình được.
Phẩm chất đầu tiên mà một nhà quản trị cần có là dám làm dám chịu, dám thực hiện lý tưởn và dám đấu tranh cho lý tưởng đó. Bạn cần phải giữ ngọn lửa nhiệt huyết không chỉ vì mình mà còn để truyền lửa cho người khác, khiến họ có thể động lực cố gắng cùng bạn. Đừng sợ công việc, đừng sợ phải đứng trước đám đông, đừng rụt rè khi đưa ra ý quyết định, đừng chán nản khi thất bại. Hãy cho mọi người thấy đội nhóm của bạn luôn ngẩng cao đầu như bạn dù bất cứ hoàn cảnh nào.
7. Không thể sắp xếp công việc khi vắng mặt
Không thể phủ nhận mức độ quan trọng của nhà quản trị, bạn dường như là hạch tâm của mọi hoạt động trong tập thể, chính vì vậy bạn là người không thể thiếu. Thế nhưng, bạn đâu phải siêu nhân, bạn đâu thể phân thân để luôn có mặt tại công ty, bạn cũng đâu phải mình đồng da sắt mà không có lúc ốm đau. Vậy những lúc ấy vắng bạn công ty sẽ ra sao đây?
Chính vì vậy mà một nhà quản trị giỏi là người biết sắp xếp công việc để dù mình có vắng mặt trong thời gian ngắn mọi việc vẫn diễn ra theo quỹ đạo của nó. Bạn cần đưa mọi thứ vào quy trình chuẩn, vận hành nó như một cỗ máy tự động, bên cạnh đó là khả năng dự đoán các biến cố để có phương án dự trù.
Bạn là không thể thiếu, nhưng chìa khóa làm lên thành công lại ở mọi người trong tập thể.
8. Không biết định hướng nhân viên về khách hàng
Trong kinh doanh người quyết định cuối cùng không phải bạn – người quản trị, cũng không phải nhân viên – người thực hiện, mà là khách hàng – người lựa chọn mua hay không mua. Đó cùng là lý do vì sao người ta lại tung hô “khách hàng là thượng đế”. Mọi chiến lược bạn vạch ra đều phải hướng tới khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ, làm thỏa mãn họ. Và, một điều rất quan trọng nữa là nhân viên của bạn cũng phải chung quan niệm ấy với bạn.
Tưởng tượng thế này nhé, một khách hàng gặp vấn đề trục trặc khi sử dụng sản phẩm của bạn, nhưng thay vì gọi điện đến nhân viên chăm sóc thì họ lại trực tiếp bấm số điện thoại của bạn. Bạn đang bù đầu với mấy chiến lược mới, đâu có thời gian để giải đáp từng thắc mắc nhỏ nhặt, và bạn thuê nhân viên về để làm gì. Lúc này bạn cần đặt câu hỏi ngược lại, tại sao khách hàng lại tìm đến bạn chứ không phải nhân viên. Có phải vì họ làm việc không tốt, họ không quan tâm đến yêu cầu của khách hàng, họ chỉ trả lời qua loa?
Tôi chỉ lấy ví dụ về bộ phận chăm sóc, còn rất nhiều bộ phận khác cũng phải biết vì khách hàng mà làm việc, như vậy tập thể của bạn mới thống nhất về mục đích được.
8 sai lầm trong quản trị, có lẽ không nhiều và có thể ai cũng đã biết, nhưng tránh được hay không lại là chuyện rất khó nói. Hãy luôn trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đối đầu với mọi khó khăn.
8 sai lầm trong quản trị mà bạn phải biết (P1)
Những điều cần chú ý khi kinh doanh siêu thị
Xu hướng thời trang nữ mùa xuân 2015