Doanh nhân thành đạt và tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, Richard Branson đã và đang trở thành một biểu tượng truyền cảm hứng cho rất nhiều chủ doanh nghiệp và người bán hàng trong cả môi trường kinh doanh truyền thống và kinh doanh online trên toàn cầu. Richard Branson đã giúp nhiều người khởi nghiệp và kinh doanh thành công thông qua những lời khuyên và bài học rút ra từ thực tiễn xây dựng đế chế Virgin của ông. Và rất nhiều mong muốn thành công như Richard Branson và dưới đây là 10 cách để trở thành doanh nhân thành đạt như Richard Branson.
1. Hãy can đảm và nghe theo bản năng của bạn
Khởi đầu một công việc kinh doanh luôn là quá trình đòi hỏi sự cam đảm và liều lĩnh, những điều mà không phải ai cũng có được. Tiền bạc, danh tiếng và những mối quan hệ cá nhân đều được đem ra cân nhắc, nhưng một doanh nhân, một chủ cửa hàng cần nhận ra thời điểm nào cần bắt lấy và khi nào thì nên để chúng trôi qua.
10 cách trở thành doanh nhân thành đạt như Richard Branson
Khi Richard Branson ra mắt hãng hàng không Virgin Atlantic vào năm 1984 và Virgin Australia vào năm 2000, các thành viên trong ban quản trị đã hoài nghi về cơ hội thành công cho 2 ý tưởng này. Nhưng Richard Branson đã nhận ra cơ hội ngàn vàng, tập trung cao độ đầu tư cho điều này và cuối cùng, ông đã thu về “trái ngọt”. Virgin Atlantic hiện đang chuyên chở hơn 5 triệu lượt hành khách mỗi năm còn Virgin Australia đang trở thành hãng hàng không lớn thứ hai tại Úc. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy cơ hội đang đến, hãy cam đảm, liều lĩnh và đôi lúc là nghe theo tiếng gọi bản năng để quyết định và nắm lấy cơ hội cho mình.
2. Đừng để những trở ngại cá nhân cản bước bạn
Biến trở ngại thành điểm mạnh
Bị chuẩn đoán mắc chứng khó đọc nên Richard Branson đã nghỉ học từ năm 16 tuổi vì không thể theo kịp chương trình giảng dạy. Nhưng Richard đã biến hạn chế này thành lợi thế khi trở thành một doanh nhân. Để kiểm tra các chương trình marketing và quảng cáo của Virgin, các cộng sự của Brandson đã đọc mọi thứ thật to và rõ ràng, điều này giúp Richard thời gian và khả năng nắm bắt các ý tưởng và theo kịp các thông tin và thuật ngữ trong ngành một cách nhanh nhất. Richard Branson chia sẻ rằng “Dù cho có những điều không tốt xảy ra với bạn hoặc bạn có những hạn chế nhất định, cách tốt nhất để đương đầu với chúng là biến điều bất lợi thành mặt điểm mạnh của bạn.”
3. Xây dựng mạng lưới quan hệ bền vững
Bạn có từng nghe đến một ý tưởng kinh doanh nào thành công nếu không ai biết đến nó và bạn không có một người bạn có “sức mạnh” để nâng đỡ và giúp phát triển ý tưởng? Một doanh nhân thành đạt hay chủ cửa hàng đắt khách đều bắt đầu với những mối quan hệ, mạng lưới người quen rộng khắp và liên tục mở rộng mạng lưới ấy trong suốt quá trình phát triển công việc kinh doanh.
Richard Branson và người bạn lâu năm Tony Fernandes
Khi Richard Branson bắt đầu xây dựng các mối quan hệ cho Virgin Music vào những năm 1970, Richard đã rất nghiêm túc ngay từ những ngày đầu tiên từ các buổi gặp gỡ với đối tác, cho đến việc thuyết phục các nhà sáng tác ký hợp đồng và tìm kiếm nhà phân phối sản phẩm. Bạn cũng hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một mạng lưới những mối quan hệ bền vững và hiệu quả. Hãy bắt đầu từ việc tham dự các buổi hội thảo, sự kiện của ngành mà bạn đang kinh doanh, tham dự các tổ chức, hội nhóm kinh doanh địa phương và hãy nhớ luôn là một cá nhân năng động, sẵn sàng chia sẻ và giúp mọi người trong các mối quan hệ và kể cả trên Facebook và LinkedIn.
4. Sẵn sàng để thay đổi
Với tốc độ chuyển dịch của kinh tế và sự phát triển chóng mặt của công nghệ như hiện nay, thay đổi là điều tất yếu, diễn ra hằng ngày, hằng giờ dù bạn có muốn hay không. Với Virgin Records, Richard Branson là một người có khả năng thay đổi và thích nghi chóng mặt. Từ việc chuyển từ LP sang băng cát-sét rồi đến CD, từ các cửa hàng nhỏ cho đến những trung tâm phân phối lớn, Richard Branson đồng thời cũng thay đổi mô hình kinh doanh rất nhiều lần trước khi bán doanh nghiệp cho EMI vào năm 1992.
Richard Branson – doanh nhân thành đạt luôn sẵn sàng để thay đổi
Thay đổi là điều không thể tránh khỏi, nếu bạn đứng ngoài vòng xoáy kinh doanh, ý tưởng và sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng lỗi thời. Không chỉ nhanh nhạy bắt kịp xu hướng để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho người tiêu dùng đôi khi thay đổi là chấp nhận từ bỏ ý tưởng này để kiếm tìm một điều hứa hẹn thành công hơn nữa.
5. Biết khi nào cần được giúp đỡ
Tuổi tác không bao giờ là trở ngại với những người đam mê kinh doanh. Nhiều doanh nhân thường rơi vào chiếc bẫy vô hình khi cho rằng họ biết tất cả mọi thứ và có đủ tri thức để chèo lái con tàu doanh nghiệp. Nhưng doanh nhân hay chủ cửa hàng cũng đều là con người và đều có những giới hạn nhất định.
Biết khi nào cần sự giúp đỡ từ người khác là điều doanh nhân thành đạt nên làm
Khi 19 tuổi, Richard Branson bắt đầu công việc kinh doanh là ghi chép thư theo yêu cầu nhưng chàng trai Richard chưa từng tìm kiếm lời khuyên từ bất kỳ ai về một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Và Richard đã có một quyết định tồi tệ là buôn lậu các bản ghi để qua mặt hải quan để trốn thuế. Bị bắt bởi phòng hải quan Vương quốc Anh, Richard đã được tại ngoại nhờ bảo lãnh bởi mẹ của ông, người mà sau này trở thành một trong những cố vấn kinh doanh mà ông tin tưởng nhất. Hồi tưởng lại năm 1969, Richard nhận thấy rằng “ Những lời khuyên của mẹ tôi là những điều đáng lẽ ra tôi phải nghe theo.”
Không một doanh nhân thành đạt, người bán hàng thành công nào có thể thành công mà chưa từng lắng nghe lời khuyên hay cần sự giúp đỡ từ những người khác. Và bạn cũng vậy, đừng ngại ngần dừng lại và hỏi những người xung quanh mình lời khuyên và giúp đỡ trong suốt con đường kinh doanh của mình nhé.
Cùng tìm hiểu thêm những bài học đáng quý từ doanh nhân thành đạt Richard Branson trong phần 2 của bài viết.
(Theo: www.entrepreneur.com/)