Vận chuyển – cuộc chiến mới trong kinh doanh online

Kinh doanh online ngày càng phát triển, các trang web và sàn thương mại điện tử được thiết kế chuyên nghiệp hơn, sản phẩm đa dạng, quy trình thanh toán đơn giản nhưng không kém phần bảo mật. Người tiêu dùng Việt Nam đang quen dần với việc mua sắm trực tuyến, năm 2013 doanh thu từ các giao dịch thương mại điện tử đạt 2,2 tỷ USD, dự kiến đạt 4 tỷ USD vào năm 2015. Các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến, các shop online thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá sốc, tặng voucher mua sắm… Khách hàng và doanh nghiệp đều được lợi từ sự phát triển này. Đứng trước nhu cầu vận chuyển sản phẩm từ shop online và yêu cầu nhận hàng nhanh chóng của khách hàng, nhiều dịch vụ vận chuyển với các chính sách hấp dẫn đã ra đời, quyết định đến thị trường giao nhận đang ngày càng thay đổi tại Việt Nam.

Trước khi thị phần giao nhận hàng hóa tại Việt Nam phát triển mạnh tại mảng kinh doanh online như hiện nay, các ông lớn quốc tế như Up, FedEX, DHL là những tên tuổi lớn trong việc giao nhận sản phẩm. Khoảng 5 năm trước đây, khi các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn nhận sản phẩm từ nước ngoài hoặc vận chuyển từ trong nước ra quốc tế, đều chủ yếu dùng dịch vụ của các đơn vị lớn này. Với lợi thế tiềm lực kinh tế, mạng lưới giao nhận trong nước và đi quốc tế được đầu tư bài bảnkhông khó cho các thương hiệu này chiếm lĩnh thị phần giao nhận hàng hóa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, kể từ khi thương mại điện tử phát triển nở rộ, thị phần vận chuyển phát triển thêm mảng mới, đó là giao hàng nhanh.

Vận chuyển – cuộc chiến mới trong kinh doanh online

1. Từ dịch vụ shipper

Nhiều năm trước các fanpage bán hàng quần áo online mọc lên như nấm, cùng với đó là thời hoàng kim của enbac, muare, rongbay…cùng các diễn đàn rao vặt khác. Đứng trước nhu cầu nhận hàng ngày càng tăng của khách hàng, chủ yếu là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, các chủ shop thường tự đi vận chuyển hàng (hay còn gọi là ship hàng), hoặc thuê xe ôm trong những lúc bận rộn. Kéo theo nhu cầu vận chuyển tăng cao là sự ra đời của dịch vụ shipper. Dịch vụ này chủ yếu là các nhóm ship hàng do các bạn trẻ tự lập nên, tuy nhiên có sự quản lý, phân chia đơn hàng chặt chẽ, mức giá ổn định. Khó có thể thống kê chính xác hiện nay có bao nhiêu nhóm shipper trên địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhưng dịch vụ này đã đem lại thành công cho các shop bán hàng khi ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp. Các chủ shop khi có đơn hàng, sẽ liên hệ đến trưởng nhóm shipper, từ đó trưởng  nhóm sẽ điều chuyển nhân viên đến nhận hàng, nhận tiền ship và chuyển đơn hàng. Với những shipper lạ, chủ shop thường yêu cầu đặt cọc tiền hàng, sau khi giao hàng và được khách hàng xác nhận thì sẽ quay lại nhận tiền. Việc thỏa thuận giữa hai bên mang tính tự phát và chủ yếu dựa vào lòng tin nên không tránh khỏi những trường hợp phát sinh như khách không nhận hàng, thất lạc đơn hàng. Các nhóm shipper ngày càng nhiều, mức giá ổn định nên ưu điểm là mức giá cạnh tranh, thời gian nhận hàng nhanh chóng.

vnmaster.net– Công ty thiết kế web bán hàng tốt hỗ trợ đặt tên miền. Truy cập ngay để tham khảo bảng giá website bán hàng

2. Đến các chính sách giao nhận của doanh nghiệp online

Vận chuyển – cuộc chiến mới trong kinh doanh online

Dịch vụ shipper chủ yếu phù hợp với các shop online nhỏ, số lượng khách và đơn hàng mỗi ngày không nhiều. Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc nhà bán lẻ online thì dịch vụ này không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển của họ. Bên cạnh đó, việc thuê dịch vụ bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh doanh nghiệp khi mất đi cơ hội quảng cáo và ghi điểm trong lòng khách hàng. Các sàn thương mại điện tử như Lazada, Zalora, Hangtot…đều duy trì và xây dựng đội ngũ vận chuyển và chính sách giao nhận riêng biệt cho mình.

Trên thế giới, Zappos.com, một trong những trang bán lẻ giày lớn nhất hay amazon.com ông lớn trong dịch vụ bán lẻ trực tuyến đều đưa ra những chính sách đổi trả hàng, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa tốt nhất có thể. Có thể thấy rằng, ngoài việc cạnh tranh truyền thông, các doanh nghiệp đang đầu tư và xây dựng chính sách giao nhận, đổi trả hàng thân thiện và nhanh chóng, chính điều này sẽ quyết định không nhỏ đến lòng tin của khách hàng.

Zappos đang duy trì chính sách giao nhận nhanh, trả hàng chậm như một trong những chiến lược thu hút và chăm sóc dịch vụ khách hàng tốt nhất của họ. Để làm được điều này, Zappos đã cho xây dựng những kho chứa hàng lớn gần các trung tâm kho bãi của UP, đối tác chiến lược trong vận chuyển của họ. Điều này rút ngắn thời gian các nhân viên của UP đến Zappos nhận hàng và chuyển hàng đến tay khách hàng trên toàn thế giới. Zappos đang thực hiện chương trình vận chuyển hàng trong 1 ngày, tận dung tối đa mạng lưới của UP để chuyển những đôi giày đến khách hàng trong thời gian ngắn kỷ lục. Trong khi đó, khách hàng có thể đổi trả sản phẩm trong thời gian 1 năm kể từ ngày nhận nếu thấy sản phẩm không phù hợp với mình.  Trong khi đó, Amazon.com từ lâu đã nổi tiếng với khả năng giao nhận hàng hóa nhanh và rộng khắp. Amazon đang thử nghiệm việc vận chuyển đơn hàng bẳng taxi tại Mỹ để rút ngắn thời gian giao hàng. Vượt xa khỏi mong đợi của khách hàng, Amazon thậm chí còn thử nghiệm việc giao nhận sản phẩm bẳng máy tay không người lái. Trong tương lai, khách hàng có thể nhận sản phẩm mình muốn trong vòng 12h từ khi thanh toán tiền.

Tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử hoặc công ty thương mại điện tử chưa thể xây dựng mạng lưới giao nhận nhanh nhất, cạnh tranh nhất như Zappos hay Amazon nhưng cũng đang có những động thái nhất định trong việc vận chuyển sản phẩm. Đây không chỉ là cuộc chiến về thời gian mà còn là cuộc đua tăng mức độ quảng cáo đến tâm trí khách hàng. Lazada và Tiki đang thực hiện dịch vụ vận chuyển trong vòng 3-5 ngày kể từ khi khách hàng đăng ký mua hàng. Khách hàng có thể đổi trả hàng trong vòng 1 tuần nếu không thấy phù hợp. Trong quá trình đợi đơn hàng, Lazada thường xuyên gửi các email thông báo tiến trình vận chuyển, khách hàng có thể tự theo dõi đơn hàng trên website của họ, việc này khiến khách hàng cảm thấy yên tâm về đơn hàng hơn.Tâm lý khi mua sắm online của khách hàng bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó khâu vận chuyển bao gồm chi phí và thời gian vận chuyển là những yếu tố quyết định đến việc ấn nút mua hàng của người tiêu dùng online.

Xem thêm:

Cách nhanh chóng để có được các khách hàng tiềm năng

Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi website bán hàng trực tuyến

Bối cảnh sản phẩm giúp bạn bán hàng trực tuyến như thế nào?

3. Và sự góp mặt của các công ty giao hàng nhanh

Vận chuyển – cuộc chiến mới trong kinh doanh online

Nếu tìm kiếm từ khóa “giao hàng nhanh” trên Google sẽ đem đến kết quả bất ngờ về lĩnh vực giao nhận nhanh hiện nay. Dịch vụ vận chuyển này hướng đến các shop online, doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tuyến muốn giao nhận sản phẩm trong phạm vi thành phố, chủ yếu là Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Những khách hàng này không muốn sử dụng dịch vụ của các nhóm shipper vì tính an toàn và pháp lý không cao. Trong các dịch vụ vận chuyển, giao hàng nhanh vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các daonh nghiệp khai thác. Dịch vụ này xuất phát từ chính các công ty thương mại điện tử muốn có dịch vụ giao nhận sản phẩm của riêng mình. Hoặc các sàn thương mại điện tử lớn như Hangtot với hangtotexpress, diễn đàn lớn như webtretho với zaodich (vừa là sàn thương mại điện tử, vừa vận chuyển sản phẩm)…

Để cạnh tranh trong thị trường giao hàng nhanh, các công ty cung cấp dịch vụ đang đưa ra những mức cạnh tranh giá dịch vụ và thời gian giao hàng. Nhiều bên đang đưa ra các chương trình khuyến mãi giá vận chuyển, với những đơn hàng khác nhau khách hàng sẽ có mức giá đa dạng. Hoặc hỗ trợ phí phát hàng hoặc lưu kho trong các trường hợp khách hàng không nhận đơn hàng hoặc trả hàng.

Các chính sách và cuộc chiến cạnh tranh dịch vụ, giá cả của các hình thức giao nhận đem lại những sự kiện muôn màu muôn vẻ và gia tăng giá trị nhận hàng cho người tiêu dùng. Có thể thấy rằng, trong thị phần vận chuyển cho thị trường thương mại điện tử hiện nay, dù sử dụng hình thức nào thì các doanh nghiệp, shop online cũng đang có hướng đầu tư đúng cách và bài bản cho dịch vụ giao nhận, một trong những hình thức lôi cuốn khách hàng gắn bó với thương hiệu.


Chia sẻ bài viết này