“Tôi rèn luyện được tính kiên nhẫn nhờ theo đuổi giấc mơ làm bánh”

Mở cửa hàng bánh ngọt, làm giàu từ bánh ngọt là ước mơ của nhiều bạn gái trẻ. Trong đó, câu chuyện về việc theo đuổi giấc mơ làm bánh của Phạm Lệ Thu khiến người khác thực sự cảm động và trân trọng về lòng kiên trì và sự đam mê theo đuổi đến cùng công việc mà mình yêu thích. 
 
 Việc làm bánh có thể thật nhỏ nhoi so với người khác, nhưng đối với những người đam mê nó có ý nghĩa to lớn vô cùng.Thu chia sẻ: “Nhờ làm bánh, tôi đã rèn luyện được con người mình, trở nên biết kiên nhẫn hơn, cẩn thận hơn, biết tổ chức hơn. Ước mơ nho nhỏ của tôi có lẽ sẽ luôn là một điều kỳ lạ và bất ngờ với bản thân tôi nói riêng và những người xung quanh tôi nói chung. Kỳ lạ ở chỗ nếu bạn biết tôi ngoài đời thường, bạn sẽ chẳng nghĩ tôi có sở thích, không, nói đúng hơn là niềm đam mê làm bánh. Nói ngắn gọn, mọi người xung quanh vẫn luôn thấy tôi và cái sở thích của tôi chỉ đơn giản là không liên quan đến nhau, bởi chiếc bánh kem dễ thương vẫn thường gắn với hình ảnh người con gái nữ tính và thùy mị. Còn tôi chỉ đơn giản là không hoàn toàn như thế. Cho đến giờ, kể từ lúc tôi biết mình có đam mê này và theo đuổi nó, cũng là một hành trình khá dài. Nhiều khi tôi nhìn lại những gì mình làm và mỉm cười ngớ ngẩn kiểu như mình thực sự thích làm bánh, mình làm được bánh sao, buồn cười thật!” 

Nỗ lực thực hiện giấc mơ làm giàu từ bánh ngọt 

Xuất phát điểm từ một gia đình không mấy khá giả. Ngoài sở thích lang thang đọc những quyển sách dạy làm bánh và trang trí bánh. Thu thường ngần ngơ tưởng tượng rằng đến một ngày nào đó, cô có thể tự tay trang trí những chiếc bánh kem, khoảnh khắc ấy tuyệt với biết bao. 
 

Tuy nhiên, không ít lần Thu cái khoảnh khắc phát hiện ra mình thích làm bánh, cô gái ấy cũng đồng thời nhận ra một điều thật buồn đó là  hoàn cảnh của gia đình quá nghèo, và kỳ thi đại học đang chờ đợi phía trước. Sau một thời gian tạm gác giấc mơ mở cửa hàng bánh ngọt cho riêng mình. 

Thu chia sẻ tiếp: “Tầm tháng 1 năm ngoái, lúc này tôi 20 tuổi, đã đỗ đại học và đang học năm thứ hai. Vào một hôm trời còn se lạnh, tự nhiên tôi nghĩ đến món bánh nếp nhân vừng đen mà tôi từng ăn ở Cầu Gỗ và ghé qua mua cho chúng bạn. Tất cả bạn tôi đều say sưa ăn nhồm nhoàm và tỏ ra rất thích, hỏi tôi mua ở đâu để còn biết chỗ, tôi đã rất vui. Chuyện có lẽ cũng kết thúc ở đó nếu đêm về tôi không tự nhiên nghĩ ra rằng chiếc bánh nếp đó thì chỉ có bột, dừa và vừng đen, bánh này là bánh cổ truyền nên không thể dùng đến lò nướng, người ta làm được thì chắc mình cũng làm được. Thế là tôi tìm trên Google “Bánh nếp vừng đen” và kích vào ngay link đầu. Có lẽ cú click này chính là bước ngoặt của tôi bởi nhờ nó, tôi không chỉ thấy cách làm món bánh này mà còn biết đến một loại hình blog gọi là food blog, nơi mà chủ nhân của nó làm bánh, nấu ăn, post ảnh, post công thức và chia sẻ với mọi người. Thực sự, từ blog này đã mở ra cho tôi cả một thế giới mới, thế giới mà tôi đã học cách để quên từ lâu.” 

Làm giàu từ bánh ngọt – Giấc mơ hoàn toàn có thể trở thành hiện thực

Các bước mở cửa hàng bánh ngọt 

1. Tìm hiểu kiến thức về cách làm bánh ngọt 

Dù đã có sở thích về bánh ngọt, nhưng bạn vẫn cần có thêm hiểu biết về bánh, các loại bánh. Dần dà, bạn tìm đọc các blog này sang blog khác. Các blog làm bánh sẽ cho bạn thêm ý tưởng về trang trí, nguyên liệu, dụng cụ làm bánh phù hợp. 

2. Chuẩn bị vốn mở cửa hàng bánh ngọt

Những gì bạn cần để làm bánh chỉ là một chiếc lò nướng và một máy đánh trứng ban đầu, những dụng cụ còn lại có thể tiết kiệm và mua dần dần, tổng chi phí ban đầu khoảng 2 triệu đồng.

Trước nhất, bạn cần lên kế hoạch tiết kiệm tiền để mua dụng cụ, song song với đọc các food blog để tự học và tranh thủ làm tất cả loại bánh tôi thấy thích mà không cần dùng đến lò nướng hay máy đánh trứng, những thứ mà hiện tại bạn chưa có.

Thu tâm sự: “Tôi thấy rất vui khi lại được đến cửa hàng bán bánh và có thể phân biệt các loại bánh với nhau, tôi không né tránh như trước. Trong khoảng thời gian chờ đợi để có thể làm bánh đó, đã có những lúc tôi cảm thấy rất chán nản và tự ti khi thấy những chiếc bánh mà các cô chị đi trước làm được. Lòng phân vân và tràn ngập nghi hoặc rằng liệu đến lúc mình có lò nướng, mình có làm được như thế không, có nên tiếp tục không? Nhưng rồi tôi cũng biết câu trả lời ngay lập tức, đó là dù có thế nào tôi cũng sẽ tiếp tục theo đuổi, bởi vì đấy không đơn thuần là một sở thích, đấy là đam mê.”. 

Thời gian đầu làm bánh, bạn có thể tự học, theo kiểu để lò nướng trên bàn học. Việc tự học đôi khi cũng gây ra những bất lợi, vì có những điều tôi không biết hỏi ai, ngay cả việc tìm hiểu địa chỉ nơi bán dụng cụ và vật liệu làm bánh cũng là một khó khăn. Nên bạn có thể tham gia một khoá học làm bánh. Tuỳ theo mong muốn, bạn có thể học một khoá từ 3 – 10 triệu đồng/tháng. 

Với Thu: “Vậy là cứ dần dần tôi vẽ nên ước mơ nhỏ nhoi của mình. Vào tháng 11/2010 tôi đã có khá đủ dụng cụ cơ bản cho công cuộc làm bánh. Tôi bắt đầu làm những loại bánh mà mình tưởng tượng từ lâu, bắt đầu thực hành với những công thức, chạm tay thực sự vào trứng, bột, bơ và sữa. Ban đầu chỉ là tiết kiệm tiền mua lò nướng, máy đánh trứng, rồi đến dụng cụ đong, khuôn bánh, bowl trộn, spatula. Từ bánh quy, bánh mỳ, pancake sau rồi đến bánh gato, cheesecake, cupcake, muffin… thời gian dần trôi và ước mơ của tôi cũng dần thành hình, tròn trịa hơn, đa dạng hơn”. 

3. Giới thiệu cửa hàng bánh ngọt 

Việc làm bánh có thể thật nhỏ nhoi so với người khác, nhưng nó có thể là một nghề đòi hỏi và rèn luyện chúng ta trở thành một người cẩn thận hơn, biết tổ chức hơn. 

Từ những chiếc bánh ngọt xinh xắn đã làm ra, phải làm thế nào để mọi người biết đến nhiều hơn với thương hiệu của bạn. 

Nhờ làm bánh, nhiều cô gái trẻ hiện nay đã có thể làm cho người thân những món quà nho nhỏ từ sản phẩm tự mình làm ra, quan trọng hơn, làm giàu từ bánh ngọt là xu hướng kinh doanh mới mẻ, bạn cũng có thể áp dụng thành công. 

Với chia sẻ của Thu, bạn đã tự tin hơn với giấc mơ làm giàu từ bánh ngọt rồi phải không nào? Chúc các bạn mở cửa hàng bánh ngọt thành công nhé. 

Có thể bạn cũng quan tâm bài viết: 


Chia sẻ bài viết này