Thâm nhập “thánh địa” làm bánh kẹo nhái Tết lớn nhất nhì miền Bắc

Xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) được coi là điểm trung chuyển hàng hóa, bánh kẹo nhái tết lớn nhất miền Bắc. Sản phẩm ở đây được giới lái buôn các tỉnh lẻ “chung thân” bởi giá rẻ, mẫu mã đẹp, nhái “hoàn hảo” gần giống với hàng chuẩn, khó bị người tiêu dùng phát hiện ra.

Nhộn nhịp những ngày giáp Tết

Những ngày giáp Tết, nhu cầu về bánh kẹo tăng cao. Đây cũng là cơ hội để cho các loại hàng giả, hàng nhái thâm nhập “đánh lừa” người tiêu dùng. Còn 1 tháng nữa là đến Tết, các cơ sở kinh doanh đang lên kế hoạch nhập khối lượng hàng hóa lớn để phục vụ dịp Tết. Bên cạnh những cửa hàng làm ăn uy tín, chắt lọc, đảm bảo nguồn hàng không những giá tốt mà chất lượng phải đặt lên hàng đầu thì cũng có những “gian thương” chỉ quan tâm đến lợi nhuận, bỏ qua vấn đề chất lượng mà nhập hàng tại các cơ sở gia công, sản xuất bánh kẹo nhái tết bẩn với giá bèo, điển hình là “thánh địa” hàng nhái La Phù. Ở đây, hàng hóa rất đa dạng, sản phẩm nào cũng có, từ các loại bánh kẹo, mứt Tết cho tới hướng dương, hạt bí, nước giải khát, bia, rượu…

Thâm nhập “thánh địa” làm bánh kẹo nhái Tết lớn nhất nhì miền Bắc

Đường vào trung tâm xã La Phù vào những ngày giáp Tết luôn xảy ra tình trạng tắc nghẽn bởi mật độ xe hàng qua lại đông đúc. Hàng hóa được chất la liệt trong các kho và ngay cả trên vỉa hè để bốc xếp lên xe tải lớn nhỏ cho tiện. Các xưởng sản xuất “bí mật” thì được đóng cửa kín mít, cách ly hoàn toàn với bên ngoài.

Không chỉ bánh, mứt, kẹo mà nước giải khát, bia rượu giả, nhái cũng xuất hiện nơi đây

Sản phẩm ở La Phù chủ yếu là hàng giả, hàng nhái của các thương hiệu nổi tiếng như Hữu Nghị, Kinh Đô, Hải Hà… với những tên na ná như Choco Pia (nhái của Choco Pie), Alpellebe (Alpenliebe), Custar (Custas), Oriion (Orion), Oshi (Oishi), Chewing Gum (Cheng Gum)… Trong đó, nhiều thùng kẹo có nhãn mác Trung Quốc nhưng sau khi vào kho được biến hóa thành phẩm “Made in La Phù”.

Với những chiêu “núp bóng” thương hiệu nổi tiếng, lên đời hàng Trung Quốc, tất cả sản phẩm này đều có giá “rẻ thôi rồi”. Các hộp bánh kẹo nhái tết của những thương hiệu nổi tiếng như Danisa, Cookies, Daily… chỉ có giá trên 10.000 đồng/hộp trong khi nếu tung ra thị trường, chúng hoàn toàn có thể bán với giá trên dưới 100.000 đồng, thậm chí còn đắt hơn.

Bảng báo giá một số loại bánh hộp tại một cơ sở sản xuất bánh kẹo nhái tết ở La Phù

Các mối hàng của La Phù chủ yếu là các tỉnh lẻ, khu vực nông thôn, miền núi bởi người dân nơi đó còn hạn chế về kiến thức và yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận gấp 5-10 lần khiến không ít cửa hàng bán lẻ tìm đến đây mà không quan tâm đến vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xem Thêm

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

10 mẫu giày thể thao khó lòng có thể phân biệt thật giả

báo giá thiết kế website bán hàng

Hãi hùng với công nghệ làm bánh kẹo giả, nhái

Một thực tế ở La Phù đó là người dân ở đây không ai sử dụng các loại bánh kẹo do chính đại phương mình làm ra. Bởi lẽ, họ đã biết hoặc thậm chí là đã chứng kiến cái “công nghệ cao” để sản xuất ra những loại bánh kẹo nhái tết này.

Những cơ sở sản xuất bánh kẹo nhái tết, nước giải khát tại La Phù trong thời gian những ngày gần Tết này hoạt động hết công suất để ra lò những sản phẩm “rẻ bèo” phục vụ nhu cầu của các con buôn và người tiêu dùng. Không ít xưởng sản xuất trong đó là những nhà cấp 4 ẩm thấp, pha tạp các loại mùi nồng nặc bởi các hóa chất làm kẹo và dầu mỡ. Nguyên liệu từ đường hóa học, phẩm màu, hương liệu được nhập trực tiếp từ Trung Quốc hoặc qua các mối quen ở chợ Đồng Xuân được đóng trong bảo tải lớn hoặc can nhựa không có bất kì nhãn mác bảo đảm nào, chỉ có duy nhất dòng chữ ghi tên để người pha chế phân loại.

Kho chứa nguyên-hương liệu của 1 xưởng sản xuất bánh kẹo nhái tết bẩn

Có thể bạn quan tâm: Bí mật kinh hoàng đằng sau những chai rượu nhập khẩu

Khu vực pha chế nguyên liệu làm bánh kẹo nhái tết thường không được vệ sinh sạch sẽ nên mùi hôi thối của phân chuột, phân gián cũng khó thể nào bị lấn át bởi mùi hóa chất. Việc pha chế hoàn toàn lưu động chứ không theo một dây chuyền sản xuất nào. Theo đó, 1 người có thể vừa phụ trách pha trộn nguyên liệu vừa kiêm luôn việc tra dầu máy, cho than vào lò, thậm chí là thông cống khi bị tắc…

Trong năm 2014, Công an huyện Hoài Đức cũng đã phát hiện một số cơ sở chế biến sai phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số đó, có người đã khai nhận làm nước ngọt có gas với nguyên liệu là nước giếng khoan trộn với đường hóa học và các chất tạo mùi Trung Quốc, các loại rượu giá rẻ như vang nổ, rượu nho… cũng được pha chế từ nước giếng khoan và cồn công nghiệp.

Về bao bì sản phẩm, nhiều người cũng đang thắc mắc rằng vì sao lại có thể nhái giống hệt các thương hiệu lớn như vậy được. Tại La Phù, có một vài cơ sở chuyên sản xuất bao bì “công nghệ cao”, kín cổng cao tường và không có biển hiệu. Các xưởng sản xuất bánh kẹo, nước ngọt chỉ cần đưa ra yêu cầu về màu sắc, kích cỡ, tên thương hiệu thì muốn số lượng bao nhiêu cũng có thể đáp ứng.

Bao bì gần giống của hàng nhái Choco Pai so với hàng chính hãng Choco Pie của Orion

>>> Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay bảng giá website doanh nghiệp để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

Các bao bì sản phẩm này vẫn được in nguồn gốc, địa chỉ sản xuất nhưng thường rất chung chung, mờ hồ, ví dụ như Thanh Oai – Hà Nội, Hà Đông – Hà Nội, hoặc thậm chí là ghi bừa bãi một địa chỉ không chính xác. Thông thường, người tiêu dùng và ngay cả người bán lẻ cũng khó phát hiện ra là hàng giả với những sản phẩm này.

Chỉ vì chạy theo lợi nhuận, các gian thương bất chấp sử dụng các nguyên liệu bẩn, độc hại, không rõ nguồn gốc để chế biến sản phẩm kẹo bánh nhái tết, nước giải khát. Là một ông chủ kinh doanh các mặt hàng này, bạn cần phải “tẩy chay”, nói KHÔNG với bánh mứt kẹo “3 không”, tuyệt đối không tiếp tay cho những gian thương này mà lan tỏa những sản phẩm độc hại này vào thị trường tiêu dùng. Hãy nâng cao sự kiểm định nguồn hàng để đảm bảo uy tín thương hiệu khi muốn làm ăn lâu dài.


Chia sẻ bài viết này