2015 là một năm đánh dấu sự phát triển nổi bật của các startup tại Châu Á. Chưa bao giờ nguồn vốn đầu tư “rót” về Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc lại nhiều đến thế, đặc biệt Đông Nam Á đã chứng kiến một thương vụ kỷ lục mua lại iProperty Group (Tập đoàn sở hữu các trang web cổng thông tin bất động sản trực tuyến tại châu Á) với giá 534 triệu đô la.
Nguồn vốn đầu tư lớn không có gì làm đảm bảo cho sự thành công trong tương lai, đó là mối nguy hiểm tiềm tàng cho các nhà khởi nghiệp, và nó đã được minh chứng bằng sự bứt phá của một số doanh nghiệp trong khi một số khác lại hứng chịu đoạn kết buồn.
Dưới đây là một số startup TMĐT đã tan rã và bài học đáng quý cho những người đi sau.
Trung Quốc
-
Melotic
Melotic là ứng dụng trao đổi tài sản dựa trên loại tiền tệ kỹ thuật số Bitcoin, có trụ sở chính đặt tại Hồng Kong. Melotic vừa đóng cửa và tiêu tan 1.18 triệu USD được đầu tư vào tháng Mười năm 2014 bởi hơn 500 Startup. Mặc dù vậy, Melotic được đánh giá là không đủ khả năng để xây dựng một sản phẩm theo đúng nhu cầu của người dùng. Vào tháng 5 năm 2015, công ty này đã tuyên bố giải thể với lý do “họ không đủ kinh nghiệm để phát triển sản phẩm được tốt hơn trong khi các chi phí để phát triển, bảo trì và hỗ trợ ngày một tăng cao”.
-
eXiche
Trong năm 2015, Trung Quốc đã chứng kiến việc đóng cửa không chỉ 1 mà đến 7 dịch vụ rửa xe theo mô hình Online-to-Offline. Dĩ nhiên đó là một điều tất yếu khi mà ngách thị trường nhỏ như vậy lại có tới cả chục doanh nghiệp cùng lao vào cuộc chiến hòng tranh về vị thế dẫn đầu.
Trong cuộc đua đó, Guagua Xiche đã là người chiến thắng, và eXiche có lẽ được xem là công ty thất bại ngoạn mục nhất, khi đổ ra 20 triệu đô đầu tư trong tháng Ba và nhanh chóng kết thúc vào tháng Mười trong cùng năm.
Trong sức nóng của cuộc đua, có vẻ như rất nhiều các dịch vụ rửa xe đã đốt tiền cho các chương trình khuyến mãi giảm giá nhằm thu hút thị trường trong khi bản thân dịch vụ mà họ cung cấp đã có giá quá bèo rồi. Chiến lược này đã sai lầm hoàn toàn.
Ấn Độ
-
DoneByNone
Mặc dù là một năm bứt phá toàn diện cho thương mại điện tử Ấn Độ, nhưng có một số phần khởi động đã không thể tồn tại. Trong số đó có DoneByNone, sàn TMĐT bán đồ thời trang phụ nữ đã gặp vấn đề lớn trước sự bất hài lòng của khách hàng từ cuối năm 2014, sau đó một trong những người đồng sáng lập của họ đã từ bỏ dự án. Đến đầu năm 2015, trang web đã hoàn toàn biến mất
-
Lumos
Lumos là dự án nhà thông minh được khởi động bởi một nhóm các startup sinh viên vừa mới ra trường. Tuy nhiên, họ đã gặp phải cản trở khi đi xây dựng phần cứng cho sản phẩm: “Chúng tôi đã đánh giá thấp rủi ro của dự án và sản phẩm tương đồng sẵn có trên thị trường. Chúng tôi đã đánh giá quá cao nhu cầu và công dụng sản phẩm của chúng tôi”, người đồng sáng lập Lumos đã tâm sự trong một bài blog dài trên trang Medium. Đây có lẽ là một bài học lớn dành cho những người khi xem xét khởi nghiệp một sản phẩm phần cứng.
-
TalentPad
Mặc dù đã được tăng vốn đầu tư Quỹ hạt giống trong tháng 10 năm 2014 và tuyển dụng được nhiều người tài có năng lực thế nhưng TalentPad vẫn không tránh khỏi cái kết buồn chỉ sau một năm hoạt động. Mặc dù trang web này mang đến một chợ tuyển dụng trực tuyến khá độc đáo, nơi các nhà tuyển dụng phải cạnh tranh gay gắt với nhau để chiêu mộ được người tài, nhưng vì không thể mở rộng được thị trường, bắt buộc dự án phải đóng cửa.
-
Dazo
Dazo là ứng dụng gọi đồ ăn nhanh và giao hàng đầu tiên tại Ấn Độ. Đây là dự án thu hút rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, trong đó bao gồm cả hai ông lớn Google và Amazon. Tuy nhiên, đây là một năm khó khăn của ngành giao đồ ăn tại Ấn Độ, trong khi Dazo không thể tìm thêm cho mình các “thiên thần bảo trợ”, bởi vậy dự án đã nhanh chóng đóng cửa.
Theo một bài phân tích trên inc42 cho rằng, bản chất startup ngành dịch vụ giao đồ ăn nhanh phát triển là do có nhiều nhà đầu tư bơm tiền vào đó để có khách hàng, trong khi chất lượng dịch vụ không hề được cải thiện. Đó là lý do của sự kết thúc.
Singapore
-
KotaGames
KotaGames là dự án chơi game trên trình duyệt web, đã bị đóng cửa vào tháng 3/2015, sau 7 năm hoạt động. Chia sẻ về sự thất bại, TMG – công ty mẹ KotaGames cho biết, mô hình kinh doanh của hãng đã không thể thích ứng nổi trước sự gia tăng về số lượng game chóng mặt trên điện thoại thông minh.
-
Lamido
LAMIDO là một công ty con thuộc tập đoàn Rocket Internet có quy mô thị trường trải rộng khắp Đông Nam Á. Mặc dù vậy, dự án vẫn bị giải thể vì không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp địa phương khác. Tuy nhiên, theo chia sẻ của CEO Lazada Group, Maximilian Bittner “Nói là giải thể nhưng thực chất là Lamido sáp nhập vào Lazada, việc sáp nhập này là một bước tiến tự nhiên nhằm tận dụng những thế mạnh của cả hai và mở rộng thị trường hơn nữa”.
Việt Nam
-
Beyeu
“Cái chết” của beyeu, một trang web thương mại điện tử cung cấp sản phẩm cho mẹ và bé đã gây ra tâm lý bi quan cho những startup trong cùng lĩnh vực. Được sự bảo trợ của Lana, một công ty internet lớn tại Việt Nam đang hoạt động trong cộng đồng trực tuyến dành cho phụ nữ. Do bối cảnh cạnh tranh khá khắc nghiệt, cộng thêm sự thiếu thốn kinh nghiệm, sự sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử đã dồn beyeu vào bước đường cùng.
Sau khi đóng cửa trang web, công ty này đã để lại một lời nhắn trên trang chủ của mình là: “Ecommerce requires lots of money. Many companies will decide to stop burning. Good luck to the rest who are still trying website”. Tạm dịch là: “”TMĐT tiêu tốn rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng”. Dĩ nhiên, hiện tại lời nhắn này đã bị gỡ xuống.