Sinh viên làm giàu, cụm từ được nhắc đến nhiều nhất hiện nay với khá nhiều ý tưởng kinh doanh, những gương mặt ông chủ nhỏ bà chủ nhỏ trên các bài báo lớn nhỏ. Từ những mô hình kinh doanh nhỏ nên việc thành lập công ty ngay từ khi còn “mài mông trên giảng đường”. Với việc làm giàu từ khá sớm sẽ tích lũy khá nhiều kiến thức tốt cũng như rèn luyện bản thân đặc biệt với lứa tuổi sắp của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang được nhiều người ngưỡng mộ ấy, có không ít câu chuyện dở khóc dở cười, có không ít hệ lụy và những tiêu cực thay vì sự thành công như mong muốn.
Sinh viên làm giàu liệu có đơn giản?
1, Sinh viên làm giàu nhiều như “cơm bữa”
Những ý tưởng kinh doanh ít vốn, kết hợp với các mạng xã hội được gọi là kinh doanh online được khá nhiều bạn trẻ ưa thích. Vừa tiết kiệm chi phí, thời gian kinh doanh và vừa có được nguồn lợi nhuận. Nhiều bạn còn có thu nhập khủng hàng tháng với hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên do sự thành công của không ít bạn sinh viên làm giàu như vậy mà nhiều người lao đầu vào như 1 con thiêu thân. Không nhìn đâu xa, trên các mạng xã hội như facebook cũng tràn lan các shop lớn nhỏ kinh doanh mọc ra, đến các tài khoản cá nhân được sử dụng cho mục đích này. Vấn đề đáng nói ở đây không phải là phê phán việc làm giàu của các bạn, nhưng quá nhiều sự dễ dàng đã khiến một bộ phận sinh viên hiện nay có suy nghĩ lệch lạc trong việc làm giàu. Điều này sẽ nói rõ hơn ở phần dưới.
2, Tham làm giàu và sự lừa đảo tinh vi
Không ai nói sinh viên làm giàu là sai, tôi khuyến khích điều đó và thấy điều đó thật sự quá tốt. Nó cho chúng ta nhiều kiến thức thực tế hơn mà trong sách vở không có. Tuy nhiên khao khát quá với mức nhu cầu càng cao thì cũng đưa ra sẽ nhiều bất cập. Ở đây chính là nhiều trò lừa đảo. Lợi dụng tâm lý và nhu cầu của các bạn sinh viên: muốn có tiền, tiền vốn ít. Có không ít doanh nghiệp hoặc cá nhân lợi dụng để làm giàu cho bản thân họ. Một số việc bạn sẽ bán sức lao động quá sức hoặc bị lừa đảo như các hình thức kinh doanh đa cấp.
Có quá nhiều cái bẫy mang tên “ước mơ làm giàu” mà sinh viên không thể ngờ được
Kinh doanh đa cấp đúng theo bản chất cũng là 1 cách kinh doanh mang lại lợi nhuận khá nhiều. Ở nước ngoài hình thức này phát triển được khá lâu và được nêu tên trong khá nhiều cuốn sách hay. Nhưng tại Việt Nam sự biến tướng của hình thức này lại là con dao 2 lưỡi lừa đảo khá nhiều bạn sinh viên nhẹ dạ cả tin với mong muốn làm giàu.
3, Những tư tưởng lệch lạc
Như đã nói ở phần 1, sinh viên làm giàu tốt nhưng kèm theo đó có không ít hệ lụy kèm theo không chỉ riêng về những trò lừa đảo thiệt hại đến tài sản. Mà đó còn là vấn đề về hướng suy nghĩ và sự lệch lạc trong tư tưởng.
Khi sinh viên làm giàu và nhu cầu có được 1 nguồn thu nhập, 1 công việc. Khi quá chú tâm vào đó xao nhãng việc học là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên tôi không nói toàn bộ, vì vẫn có nhiều bạn bỏ học, đi lên trên chính đôi chân bằng nghị lực. Nhưng phần lớn những gì tôi thấy là con đường làm giàu không đến đâu vào đâu. Mà thay vào đó, bỏ dở việc học, sau 1 khoảng thời gian thất bại, lại quay lại học. Không biết các bạn học được gì sau những khoảng thời gian đó. Nhưng bạn đã mất 1 khoảng thời gian mà so với người cùng tuổi họ đã bắt đầu theo đuổi ước mơ của chính mình.
Thêm vào đó, là những suy nghĩ học “học không để làm gì, mục đích cuối cùng vẫn là tiền”. Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng hãy nghĩ xem, bản thân những tỷ phú trên thế giới bản thân họ cũng xuất phát từ những ngôi trường nổi tiếng hàng đầu. Cái họ có được không chỉ là tri thức mà nó còn cả ý chí, sự khoa học và kiến thức nền tảng cho con đường sau này.
Làm giàu không khó, nhưng không phải ai cũng thế. Đặc biệt là sinh viên làm giàu khi thiếu quá nhiều kiến thức, ý chí và sự bốc đồng. Tuy nhiên, đừng ngại theo đuổi giấc mơ kinh doanh của mình nếu bạn thật sự yêu thích nó.
Có thể bạn cần biết:
10 bí quyết làm giàu thành công trên thương trường
Top 6 ý tưởng làm giàu với thương mại điện tử tại nhà
Làm giàu bằng cách quản lý tài chính cá nhân