Kiểm soát kho hàng là một trong những nhiệm vụ tốn thời gian nhất mà bạn sẽ phải đối mặt khi vận hành cửa hàng bán quần áo. Bạn sẽ phải bỏ ra một lượng thời gian đáng kể để theo dõi tất cả các mặt hàng, trừ phi bạn có lượng sản phẩm rất ít. Mặc dù đòi hỏi công việc và kỷ luật để duy trì, làm tốt quy trình quản lý kho sẽ giúp bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách dễ dàng hơn – chìa khóa để phát triển cửa hàng thành công.
Sắp xếp kho hàng
Kho hàng của cửa hàng có thể không phải là một nhà kho mà là một phòng phía sau hoặc một địa điểm khác chứa các kệ, hộp và thùng đựng. Cách sắp xếp khu vực này có thể tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động và năng suất làm việc của nhân viên, vì làm tốt quy trình quản lý kho và lên sơ đồ kho hàng là hai hoạt động quản lý kho thiết yếu. Hoạt động sắp xếp kho hàng bao gồm quy trình xác định và gắn nhãn các khu vực để lưu trữ các mặt hàng cụ thể trên sơ đồ kho nói chung, cũng như xác định và gắn nhãn các kệ hàng và thùng hàng chứa một mặt hàng cụ thể.
Hãy luôn để kho hàng của bạn gọn gàng trước khi đóng cửa và vì vậy mọi khâu về xử lý đơn hàng phải được hoàn tất trước đó. Vào cuối ngày, kho hàng sẽ được sắp xếp và hàng tồn kho sẽ nằm đúng vị trí của mình thay vì chỉ nằm lung tung chờ cho ngày hôm sau để bắt đầu lộn xộ
Kiểm kê kho
Đừng đợi đến kỳ kiểm kê kho hàng năm để thực hiện việc kiểm soát kho hàng thường xuyên. Thực hiện kiểm kê định kỳ và phân tích sự khác biệt của chúng nhằm xác định thời gian bạn cần để đi hết toàn bộ kho hàng. Sẽ tốt hơn nếu bạn tiến hành kiểm kê định kỳ hàng quý bằng phần mềm quản lý kho toàn bộ kho hàng để bạn có một hệ thống quy trình quản lý kho chính xác hơn.
Phần mềm bán hàng ra đời vượt lên trên những ưu điểm của những phương thức quản lý truyền thống để giải quyết tất cả những nỗi niềm trăn trở của một người quản lý doanh nghiệp, cửa hàng. Không chỉ là quản lý kho hàng với danh sách sản phẩm quần áo nhập vào xuất ra, đến với phần mềm quản lý kho hàng như Sapo, bạn sẽ được tiếp cận với một xu hướng hoàn toàn mới. Quy trình quản lý kho linh hoạt từ thông tin chi tiết sản phẩm đang tồn, đã bán được cập nhật nhanh chóng. Từ đó, bạn có thể nắm bắt thông tin hàng tồn kho giúp lên kế hoạch bổ sung hàng hóa kịp thời. Không những thế, với khả năng tự động cân bằng kho chính xác mỗi khi có phát sinh đơn hàng là tính năng rất cần thiết để trợ giúp bạn trong việc quản lý cửa hàng.
Kiểm soát hàng hóa
Không chỉ kiểm soát số lượng, hãy kiểm tra chất lượng của quần áo trong kho. Trước điều kiện thời tiết ẩm ướt của Việt Nam, quần áo có thể bị mốc. Do đó kiểm tra chất lượng quần áo thường xuyên để khắc phục mọi vấn đề kịp thời. Không kiểm soát hàng hóa có thể khiến bạn thất thoát hàng hóa bởi quần áo là mặt hàng khá dễ hỏng. Kiểm tra hoạt động thường xuyên và xem xét cách tổ chức quy trình quản lý kho. Mới đầu khi bạn mở kho hàng và sắp xếp hàng hóa ổn không có nghĩa bây giờ mọi thứ vẫn đang được tổ chức tốt và đáp ứng các tiêu chuẩn hiện tại của bạn. Đưa một danh sách kiểm tra hàng ngày cho nhân viên và để người đó chịu trách nhiệm về việc bảo trì của kho hàng.
Yêu cầu nhân viên tuân thủ quy định kho hàng
Các nhân viên có quyền ra vào kho đều phải được đào tạo qua về phương pháp quản lý quy trình quản lý kho, và yêu cầu tuân thủ các quy định về kho của cửa hàng. Khi đó những nguyên tắc hay cách sắp xếp, xuất nhập, kiểm tra kho mới đảm bảo hiệu quả.