Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam: sân chơi vẫn còn bỏ ngỏ

Du lịch trực tuyến và dịch vụ bổ trợ đang dần trở thành một cuộc đua khốc liệt trên quy mô toàn cầu.

Phát triển du lịch trực tuyến tại Việt Nam: sân chơi vẫn còn bỏ ngỏ

 

Với sự phát triển của thương mại điện tử, các thiết bị di động và xu hướng tiêu dùng online giúp những người đam mê du lịch hoặc có nhu cầu tận hưởng kỳ nghỉ ngắn ngày có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, du lịch trực tuyến vẫn đang còn bị bỏ ngỏ, phần lớn các dịch vụ quan trọng từ đặt vé máy bay, thuê phòng cho đến các dịch vụ thưởng thức đều có sự tham gia của các tên tuổi nước ngoài. Làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể cạnh tranh và chiếm được vị trí quan trọng trong tâm trí của khách hàng?

1. Tiềm năng du lịch tại Việt Nam

Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030″, đã nêu rõ các quan điểm, mục tiêu, giải pháp và các chương trình hoạt động cụ thể ứng với từng địa phương có tiềm năng du lịch phát triển. Du lịch hiện được đánh giá là ngành công nghiệp không khói, có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một tên tuổi đáng tin cậy về dịch vụ, cảnh quan và văn hóa trên bản đồ du lịch thế giới. Trong năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đạt mục tiêu thu hút được từ 7 triệu đến 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ các địa phương có tiềm năng du lịch mà cả các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lượng và đa dạng loại hình dịch vụ.

Hội An- điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam

 

Cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch trực tuyến là một kênh thông tin quan trọng, giúp mở ra cánh cửa kết nối giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và khách hàng. Với hơn 33 triệu người dùng Internet, và số lượng điện thoại di động và thuê bao 3G ngày càng tăng lên, khách hàng trong nước đang dần làm quen với tiêu dùng online. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lữ hành lớn hoặc khách sạn tên tuổi mới quan tâm đến việc phát triển thương hiệu trong môi trường Internet.

2. Làm thế nào để cạnh tranh trong du lịch trực tuyến?

Khách hàng có nhu cầu đi du lịch đang tìm kiếm thông tin đặt vé máy bay, đặt phòng trên các trang lớn như booking.com; agoda.com;…cũng như tìm hiểu nhận xét về chất lượng trên các trang mạng xã hội. Trong hội nghị Web in Travel 2014 (WIT), các diễn giả và doanh nghiệp du lịch nhận thấy nền tảng thương mại di động và Facebook là 2 trong số những xu hướng được dự báo sẽ lên ngôi trong thời gian tới, ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo và chất lượng của du lịch trực tuyến.

 

Để có thể cạnh tranh và sống sót trong môi trường này, các công ty du lịch nên làm gì để có được khách hàng? Việc sở hữu hoặc thiết kế website du lịch, website nhà hàng, khách sạn là điều không quá khó khăn với các đơn vị. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư mạnh tay cho lĩnh vực thiết kế website bán hàng hoặc theo ngành nghề, kéo theo đó là mức giá dịch vụ giảm trong khi chất lượng ngày càng được nâng cao.

Thiết kế web Sapa – Nâng tầm thương hiệu du lịch

Mặc dù vậy, nhiều chủ sở hữu website chưa đủ tập trung hoặc kinh nghiệm để phát triển hình ảnh trong môi trường Internet. Khách hàng ngày càng khó tính và cẩn trọng với các thông tin trên mạng, thông qua một trang web, người dùng muốn thấy hình ảnh và thông tin từ phòng nghỉ, dịch vụ hoặc các sản phẩm nổi bật. Trước tiên, các doanh nghiệp, đơn vị du lịch nên tập trung phát triển nội dung và hình ảnh sản phẩm thật chuyên nghiệp trong trang web.

 

Với nền tảng là thiết kế web du lịch – đầu tư chi phí tối thiểu cho thị trường “ngách”, các đơn vị du lịch cũng cần tập trung với nền tảng di động. Xu hướng thương mại di động (mobile commerce) được nhiều chuyên gia marketing và các ông lớn về thương mại điện tử đánh giá cao, không những thế động thái cập nhật thuật toán cho website phiên bản di động của Google hồi cuối tháng 4, là lời thông báo đến các thương hiệu về tầm quan trọng của phiên bản web di động. Thông qua phiên bản di động cho trang web, khách hàng có thể truy cập và tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp, gia tăng khả năng tiếp cận người xem và cạnh tranh với đối thủ.

Gia tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường du lịch trực tuyến

 

Tham gia facebook và các mạng xã hội khác là xu hướng mới trong du lịch trực tuyến. Không chỉ là kênh thông tin, tương tác với khách hàng, thông qua facebook, các đơn vị du lịch có thể kiểm soát và phát triển dịch vụ khách hàng. Nhiều đơn vị du lịch đang có tư tưởng “làm một mùa ăn cả năm”, thiếu chiến lược phát triển bền vững và chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. Facebook không phải kênh thông tin tốt nhất để liên hệ và chăm sóc khách du lịch nhưng là nơi có tác động rất lớn đến tâm lý của khách du lịch trước khi đến với nhà hàng, khách sạn. Và cũng là nơi lưu lại ấn tượng của những người đã trải nghiệm dịch vụ. Có thể thấy rằng Mạng xã hội – con dao hai lưỡi đối với các doanh nghiệp.

 

Các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ muốn tạo sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh trong du lịch trực tuyến thì những yếu tố về thiết kế website du lịch, mạng xã hội, tham gia các kênh thông tin, thực hiện quảng cáo Google và Facebook và rất nhiều công việc khác. Tuy nhiên, những hoạt động này khó có thể thu hút và giữ chân khách hàng nếu chất lượng dịch vụ của đơn vị du lịch không được cải thiện và nâng cao. Mỗi doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ …nỗ lực nâng cao chất lượng sẽ giúp nâng cao hình ảnh và chất lượng của ngành du lịch Việt Nam, tạo sức cạnh tranh trong xu hướng du lịch trực tuyến.

 

 


Chia sẻ bài viết này