Liệu bạn đã thực sự cảm thấy hạnh phúc trong công việc hay chưa?

Jim Rohn, một diễn giả, doanh nhân nổi tiếng và là thầy của rất nhiều diễn giả nổi tiếng khác đã từng chia sẻ rằng: “Work harder on yourself than you do on your job.”, có nghĩa là “Nỗ lực làm việc chăm chỉ cho bản thân bạn tốt hơn là cho công việc của bạn.”.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì khi đó, bạn mới thực sự cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó lâu dài với những gì mà mình đang làm.

Liệu bạn đã thực sự cảm thấy hạnh phúc trong công việc hay chưa?

Chưa nói Việt Nam, đến cả các nước công nghiệp phát triển vượt bậc như Mỹ và Canada cũng đã có gần hai phần ba số người lao động không hề cảm thấy hài lòng trong công việc (kết quả có được theo một cuộc khảo sát gần đây của Công ty nhân sự Manpower Group), 60% người lao động Mỹ thực sự muốn có một công việc mới, một sự nghiệp mới. Trong khi đó, các nhà tâm lý học và khoa học xã hội tin rằng sự không hạnh phúc trong công việc chỉ phụ thuộc một phần rất nhỏ vào gen, phần lớn còn lại nằm trong sự kiểm soát của chính bản thân con người.

Liệu bạn đã thực sự cảm thấy hạnh phúc trong công việc hay chưa? Sau đây là 6 cách giúp bạn tối đa hóa sự hạnh phúc của mình để sống và làm việc vui vẻ, hiệu quả hơn nhé.

Có mục tiêu giá trị để phấn đấu

Có mục tiêu giá trị để phấn đấu

Những người có mục tiêu rõ ràng và giá trị có khả năng nhìn nhận vấn đề xa và rộng hơn những người khác trong công việc hằng ngày. Họ luôn biết những khó khăn, trở ngại chỉ là tạm thời mà tương lai mình sẽ vượt qua. Khi có bất cứ việc gì không tiến triển tốt, họ thường tập trung vào mục tiêu của mình, thay vì tập trung vào những tình huống tiêu cực xảy ra xung quanh. Nói theo cách khác, khi có một sự kiên định để hướng tới mục tiêu mà không dễ bị phân tâm bởi những tác động ngoại cảnh, bạn sẽ cảm thấy mình làm việc một cách có ích hơn và sẽ thực sự hạnh phúc khi đạt được kết quả mà mình mong muốn.

Đừng để bị cuốn vào những vấn đề ngoài tầm kiểm soát

Đừng để bị cuốn vào những vấn đề ngoài tầm kiểm soát

Người sống hạnh phúc hơn thường không để cảm xúc của mình bị cuốn vào những rung cảm tiêu cực, hay bị ảnh hưởng bởi những tin đồn không tốt đẹp gì tại nơi làm việc. Họ chỉ luôn tập trung vào công việc mà mình yêu thích và những gì mà họ có thể làm được. Họ tránh tham gia vào các cuộc xung đột không liên quan đến mình và các vấn đề nằm ngoài những gì mà họ quan tâm. Luôn giữ sự tập trung, tầm nhìn và năng lực vào lĩnh vực mà mình có khả năng kiểm soát, điều đó khiến họ hài lòng và cảm thấy hạnh phúc trong công việc.

Sẵn sàng giúp đỡ người khác

Sẵn sàng giúp đỡ người khác

Hạnh phúc còn là một trạng thái cảm xúc hình thành khi bạn giúp đỡ được người khác trong công việc. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại trường Đại học Wisconsin-Madison thì những ai giúp đỡ người khác và được cảm ơn thường sống hạnh phúc hơn những người không làm điều đó.

Giữ khoảng cách với những người tiêu cực

Giữ khoảng cách với những người tiêu cực

Kết thân với những người luôn sống và làm việc với một thái độ tiêu cực, thường xuyên phàn nàn, than vãn sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng và nhanh chóng trở thành một người giống như họ. Điều đó thực sự là không tốt! Những người tiêu cực sẽ làm tiêu hao nguồn năng lượng và sức sống trong con người bạn. Do đó, hãy giữ khoảng cách, hạn chế thời gian tiếp xúc với họ để giữ được tinh thần tích cực, lạc quan và hài lòng hơn nhé.

Biết ơn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống

Biết ơn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống

Khi nhận được một sự giúp đỡ hay bất cứ giá trị lợi ích nào từ người khác trong công việc, những người sống hạnh phúc hơn thường có xu hướng cảm ơn và bày tỏ sự biết ơn của mình một cách tự do, cởi mở. Phải chăng chính điều đó cũng là một yếu tố hình thành nên hạnh phúc? Không những thế, nhờ sự biết ơn đó, những người đồng nghiệp cũng sẽ bị thu hút bởi nguồn năng lượng tích cực tỏa ra từ con người bạn.

Quản lý cảm xúc của mình bằng nụ cười và sự hài hước

Liệu bạn đã thực sự cảm thấy hạnh phúc trong công việc hay chưa?

Quản lý cảm xúc bằng nụ cười và sự hài hước

 

Nếu một ngày làm việc mà bạn luôn giữ nét mặt nghiêm nghị thì không những tự khiến mình khó chịu mà còn làm cho những người khác khó chịu theo. Thay vì như thế, hãy cười nhiều hơn, hài hước hơn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn với cảm xúc của mình.

 

Mỗi khi thấy tiêu cực, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cảm xúc của mình bằng cách mỉm cười, nghĩ đến những tình huống hài hước, hoặc là hình dung về những kỷ niệm dễ chịu, hạnh phúc, vui vẻ trong quá khứ. Bất cứ khi nào cảm thấy mình dường như đang bị nhấn chìm trong những cảm xúc không tốt, bạn hãy tự mình vượt qua để duy trì tinh thần tích cực nhé.

 

(Tổng hợp từ www.business2community.com)


Chia sẻ bài viết này