Những điều cần hỏi khi phỏng vấn xin việc (P1)

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, đến dự tuyển phỏng vấn xin việc là phải trả lời tất cả câu hỏi của nhà tuyển dụng để trình bày năng lực chuyên môn và khả năng ứng đối của mình. Nhưng thực tế cuộc phỏng vấn không chỉ diễn ra một chiều như vậy, đây còn là dịp để ứng viên tìm hiểu sâu hơn về công việc và môi trường doanh nghiệp mình sắp tham gia bằng những câu hỏi khéo léo. Các câu hỏi này không chỉ để bạn biết rằng bản thân mình có phù hợp với vị trí ứng tuyển của công ty hay không, mà còn thể hiện bạn là một nhân viên rất quan tâm đến công việc, tinh tế và kỹ tính, đây đều là phẩm chất ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn cần phải hỏi gì khi đi phỏng vấn trong bài viết thú vị dưới đây.

Phỏng vấn xin việc là cuộc đối thoại hai chiều

1. Bạn sẽ học được những kỹ năng nào?

Tiền lương và các chế độ đãi ngộ chắc chắn sẽ là yếu tố hàng đầu khi bạn chọn công ty để dự tuyển phỏng vấn nhân viên, còn xếp thứ hai hẳn là vấn đề phát triển kỹ năng chuyên môn. Được làm việc tại môi trường tốt để cải thiện và nâng cao kỹ năng có rất nhiều ý nghĩa với nhân viên, một phần trong dó là khả năng thăng tiến sau này. Chắc bạn không muốn cứ dậm chân tại chỗ khi vào làm tại công ty kia chứ? Vậy thì ngay sau khi trình bày những kỹ năng vốn có của mình hãy hỏi ngược lại họ, rằng bạn sẽ được học các kỹ năng mới nào.

Câu hỏi ngược đúng thời điểm sẽ tạo ra bất ngờ cho nhà tuyển dụng, họ đánh giá cao những ứng viên chủ động và cầu tiến như vậy. Đây cũng là cách để tạm thời đánh lạc hướng nếu vốn kỹ năng bạn có hơi hạn chế một chút, vì khi tuyển nhân viên người ta nhìn vào tiềm năng phát triển là chính.

2. Công ty có chiến lược nào để cải thiện hay không?

Khi phỏng vấn nhân viên chắc chắc các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đã hiểu biết gì về công ty và vị trí ứng tuyển hay chưa ngay từ những câu đầu. Đây là cuộc khảo nghiệm đơn giản để đánh giá mức độ quan tâm tới công việc của bạn, vì vậy hãy trình bày tất cả những thông tin mà bạn đã chuẩn bị từ trước một cách logic nhất. Nhưng cuối cùng, để chứng minh bản thân đã tìm hiểu rất kỹ và rất quan tâm đến công ty, hãy hỏi họ xem liệu rằng trong tương lai công ty đã có chiến lược để cải thiện một vấn đề cụ thể nào đó hay chưa? Dĩ nhiên đây là vấn đề mà bạn nhận thấy công ty còn đang vướng mắc.

Đừng ngại ngần đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Có thể câu hỏi của bạn sẽ không được trả lời cụ thể, nhưng ít nhiều bạn sẽ nhận được một số thông tin hữu ích. Và không để người tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang chất vấn họ hoặc nghi ngờ về khả năng của công ty, thì ngay sau đó hãy thể hiện rằng bản thân hi vọng được cống hiến và cùng công ty phát triển hơn nữa trong tương lai.

3. Hãy hỏi nhà tuyển dụng cảm nhận khi làm việc tại công ty

Môi trường của công ty thế nào, đồng nghiệp có hoà hợp hay không, các sếp kĩ tính hay thoải mái? Đây chắc chắn là những câu hỏi mà ai cũng muốn biết, nhưng sẽ thật khó để tìm người để hỏi nếu bạn không có người giới thiệu. Vậy thì tại sao không hỏi chính người đang phỏng vấn mình, họ đã làm việc ở đây trong thời gian tương đối dài nên sẽ hiểu rất rõ những vấn đề này.

Một câu hỏi khéo léo sẽ kéo gần khoảng cách giữa nhà tuyển dụng với ứng viên, và để tạo ra ấn tượng tốt chắc chắn họ sẽ nhiệt tình nói ra cảm nghĩ của mình. Mặc dù có thể những điều họ nói chưa chắc đã chính xác hoàn toàn, nhưng đó sẽ các ý kiến rất hữu ích để tham khảo.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm bài viết khác tại đây:

Những điều cần hỏi khi phỏng vấn xin việc (P2)

Bí quyết chào hàng qua điện thoại kinh điển (P2)

Bí quyết chào hàng qua điện thoại kinh điển (P1)


Chia sẻ bài viết này