Kinh doanh online được nhiều người ưa chuộng vì tiết kiệm được rất nhiều vốn đầu tư ban đầu, không cần thuê mặt bằng, không cần lắp đặt trang thiết bị, thậm chí không cần thuê nhân viên. Nhưng điều đó không có nghĩa là kinh doanh online không cần bất kỳ điều kiện cơ sở nào để bắt đầu, và một trong số những yếu tố quan trọng không thể thiếu là website. Website đóng vai trò như cửa hàng vật lý, là nơi để bạn trưng bày sản phẩm và thu hút khách hàng ghé qua, vì vậy website có được xây dựng chuyên nghiệp hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của bạn. Bài viết này sẽ đưa ra 10 câu hỏi cần trả lời khi thiết kế website bán hàng, rất hữu ích cho việc kinh doanh online.
1. Thiết kế website bán hàng cho lĩnh vực gì?
Dù là kinh doanh online hay truyền thống cũng đều có các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau với những đặc thù riêng biệt. Vì vậy trước khi thiết kế website bạn phải chắc chắn lĩnh vực mà mình tham gia, đó là bán đồ công nghệ, thời trang, mỹ phẩm hay lĩnh vực khác. Mặc dù tác dụng của website chỉ là cung cấp nơi để đăng tải hình ảnh sản phẩm, thông tin cửa hàng và công cụ mua sắm trực tuyến cho khách, nhưng với mỗi linh vực thì kết cấu, hình thức sẽ có điểm khác biệt. Ví dụ với đồ công nghệ bạn có thể tích hợp trang so sánh tính năng, nhưng lĩnh vực thời trang thì làm như vậy là dư thừa. Việc xác định lĩnh vực kinh doanh trước khi thiết kế website bán hàng sẽ giúp bạn đưa ra phác hoạ chi tiết, chính xác về website hơn.
2. Đối tượng website mà bạn hướng đến là ai?
Nếu bạn là nam giới, khi vào một website bán quần áo được trang trí bằng những màu sắc đầy nữ tính như hồng, đỏ, vàng,… và các loại hình ảnh dễ thương thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Mặc dù có thể sản phẩm đúng là dành riêng cho nam giới đấy, nhưng tỷ lệ bạn thoát ra ngoài để vào website đỡ “sến súa” hơn sẽ rất cao. Ví dụ này cho thấy việc xác định đối tượng trước khi xây dựng website rất quan trọng, khi biết rõ độ tuổi, giới tính, thói quen,… của khách hàng tiềm năng bạn sẽ dễ dàng xây dựng lên những trang web phù hợp nhu cầu, thị hiếu của họ.
3. Tham khảo website của đối thủ
Cũng giống như trong truyền thống, trước khi bắt đầu vào việc kinh doanh bạn nên quan sát đối thủ của mình để xem họ làm thế nào, chiến lược của họ ra sao để có đối sách phù hợp. Hãy liệt kê danh sách những website bán hàng cùng lĩnh vực khác, sau đó bạn nên truy cập với vai trò như người truy cập thông thường để xem cách họ sắp xếp đề mục, bố cục ra sao, hình ảnh thế nào,… Từ những thông tin này bạn sẽ tổng kết được những kinh nghiệm khá thú vị để học hỏi hoặc phòng tránh.
4. Xác định hành động của khách hàng
Nguyên tắc khi cung cấp bất kỳ dịch vụ nào cho khách hàng là hãy đứng ở vị trí của họ để xác định những điều cần làm. Thiết kế website cũng vậy, bạn phải biết khách hàng sẽ có hàng động gì khi sử dụng để thêm những công cụ thích hợp và sắp xếp bố cục cho hợp lý. Ví dụ khách hàng muốn tìm kiếm sản phẩm, vậy hãy cho họ một hộp tìm kiếm nằm ở vị trí dễ tìm nhất, khách hàng muốn mua nhiều sản phẩm cũng lúc, vậy hãy cung cấp tính năng giỏ hàng để họ thoải mái lựa chọn.
5. Website cần những tính năng quan trọng nào?
Website bán hàng không đơn giản như website tin tức thông thường, ngoài việc cung cấp thông tin sản phẩm bạn còn phải tích hợp những công cụ hỗ trợ quá trình mua sắm cho người truy cập. Để tránh trường hợp thiếu sót thì trước tiên hãy liệt kê những tính năng quan trọng không thể thiếu, như tìm kiếm theo từ khoá, theo danh mục, tìm kiếm nâng cao theo tính năng sản phẩm, so sánh sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán,…
(Còn tiếp…)
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Những câu hỏi cần trả lời khi thiết kế website bán hàng (P2)
Tại sao doanh nghiệp của bạn không thể thu hút nhân tài? (P2)
Tại sao doanh nghiệp của bạn không thể thu hút nhân tài? (P1)