Những câu chuyện khởi nghiệp “ghê gớm” của giới trẻ năm 2015

Thời đại của công nghệ, của sự sáng tạo đam mê và thời đại của sự thành công trẻ. Từ những cô cậu nhỏ tuổi với duyên kinh doanh từ rất nhỏ, đến những công ty được thành lập với chủ sở hữu chưa qua 20 tuổi. Họ đều là những người trẻ không có nhiều kinh nghiệm, nhưng họ có đam mê và tạo nên những câu chuyện khởi nghiệp đáng nể phục. Và bài viết: “Những câu chuyện khởi nghiệp “ghê gớm” của giới trẻ năm 2015” cũng kể về những con người như thế. Những nỗ lực mà họ tạo nên sẽ khiến bạn cảm thấy có động lực cho chính mình.

1, Câu chuyện khởi nghiệp của Ben Towers

Câu chuyện khởi nghiệp đầu tiên sẽ bắt đầu từ chàng trai trẻ 16 tuổi đã tự tay gây dựng lên 1 công ty truyền thông kỹ thuật với 15 nhân viên và con số doanh thu ấn tượng, công ty Towers Design. Sự thành công này bắt đầu từ năm 2011 khi mới 13 tuổi, công ty thành lập có trụ sở tại Kent, sau 2 năm làm việc tự do thiết kế web và đối mặt với nhiều khó khăn từ phía người thân, Towers có được 50 bảng từ phía bạn bè cho. Câu chuyện khởi nghiệp này được câu tiếp tục nung nấu với việc nhận ra tiềm năng tài chính từ ý tưởng kinh doanh này. Và Towers quyết định mở rộng dịch vụ này.

Tuy nhiên, câu chuyện thành công này cũng khá nhiều rắc rối khi cậu chưa đủ tuổi để có thể thuê nhân viên, và 15 nhân viên hiện tại của công ty đều là làm việc tự do. Thậm chí có nhiều hợp đồng lớn không đến tay chỉ vì họ không tin tưởng vào năng lực của ông giám đốc trẻ này. Tuy vậy, doanh thu năm 2015 của công ty này đã cán mốc 500.000 bảng, khiến nhiều người cũng phải đánh giá lại câu chuyện khởi nghiệp đáng gờm này.

10 bí quyết lãnh đạo từ cuộc đời Abraham Lincoln (P2)

Nhờ xe đạp cũ nhóm sinh viên kiếm hàng trăm triệu

Kỹ sư bỏ việc kiếm tiền tỷ với ý tưởng kinh doanh hàng ăn

2, Câu chuyện khởi nghiệp của 1 game thủ

Câu chuyện khởi nghiệp tiếp theo sẽ đến từ 1 game thủ ở độ tuổi 24, Billy Woodford. Cơ duyên thành công đến với Woodford từ chính rắc rối mà anh vấp phải khi mệt mỏi với vấn đề giấy phép khi cố gắng ghép nhạc vào video quay trò chơi của mình. Và từ đó chàng trai nhận thấy tiềm năng từ thị trường âm nhạc có bản quyền.

Theo đó, Woodford cho ra mắt NoCopyrigtsounds, phiên bản hiện đại của 1 công ty thu âm, cho phép người dùng sử dụng toàn bộ catalogue mà không vướng vào vấn đề sao chép hay trả tiền. Câu chuyện khởi nghiệp này không chỉ giúp anh thu về những hợp đồng quảng cáo lớn từ Youtube và Spotify mà còn thu được lợi nhuận khổng lồ với sự theo dõi của 1,5 triệu người trên Youtube. Và đối tác của chàng thanh niên trẻ này không đâu khác chính là Twitch (nền tảng ứng dụng video game được Amazon mua lại với giá 585 triệu bảng).

3, Câu chuyện thành công từ công ty năng lượng sạch

Câu chuyện khởi nghiệp tiếp theo sẽ đến từ 1 ý tưởng về môi trường từ chàng trai trẻ Arthur Kay. Sau khi chiến thắng tại giải Pitch 2013 và có trong tay 275.000 bảng Anh, năm 2014 công ty năng lượng sạch của Kay, công ty Bio-Bean, đã lọt vào danh sách 100 ý tưởng kinh doanh tháng Năm của Startups.co.uk nhờ lợi thế bảo vệ môi trường, tính khả thi và thu hút sự tài trợ và sự quan tâm của khá nhiều doanh nghiệp. Câu chuyện khởi nghiệp thành công này là sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của chàng trai này.

Bio – Bean không chỉ giành được sự tài trợ của không ít ông trùm mà còn giành không ít giải thưởng với số tiền mặt lớn. Điều này không chỉ khẳng định câu chuyện khởi nghiệp của chàng trai trẻ này mà còn giúp phát triển mạnh mẽ tên tuổi của công ty.

Song song với quá trình phát triển kinh doanh, câu chuyện khởi nghiệp của ông chủ 24 tuổi còn tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi sản phẩm của anh giúp tiết kiệm tới 729.600 tấn khí thải CO2 và 53.200 thùng dầu.

Kiếm hàng trăm USD/năm nhờ các trang ăn theo youtube

Ý tưởng kinh doanh trà sữa túi zipper lãi trăm triệu

Shock với sinh viên kinh doanh hè kiếm bội tiền

4, Calum Leslie và câu chuyện khởi nghiệp về phần mềm

Nhắc đến chàng trai này chúng ta sẽ choáng ngợp với thành tích kinh doanh đồ sộ. 23t  đã thành lập 3 công ty, tốt nghiệp với tấm bằng luật và viết ra phần mềm  sở hữu hàng chục nghìn tài khoản người dùng trên toàn thế giới. Công ty Wooju với phần mềm cùng tên cho phép người dùng chụp ảnh, đặt câu hỏi dạng yes/no và gửi để bạn bè hoặc để công khai để họ ra quyết định.

Câu chuyện khởi nghiệp này khiến nhiều người cảm thấy khá kỳ quái, nhưng nó nhanh chóng thu hút được đông đảo lượng người sử dụng mạng xã hội ở 54 quốc gia, và 100.000 bảng là con số mà nhà tài trợ đổ vào. Công ty này còn nhận sự hỗ trợ từ ông lớn Microsoft.

Có thể bạn cần biết:

Những chàng trai cô gái trẻ kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng

Cậu sinh viên kiếm gần trăm triệu/tháng nhờ ‘điều hòa’ tự chế

Năm 2015, Ai là người giàu nhất Việt Nam


Chia sẻ bài viết này