Làm một nhân viên bán hàng, nhiều người tưởng rằng, công việc đơn giản là bán hàng, giao tiếp với khách hàng, rất đơn giản mà không cần nhiều kỹ năng. Nhưng sự thật thì không như bạn nghĩ, để gắn bó với nghề nhân viên bán hàng hoặc bạn mong muốn trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì bạn cần phải học hỏi nhiều hơn thế. Dưới đây là 4 điều bạn cần nhớ nếu muốn trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
1. Không chỉ quan tâm đến việc bán hàng
Trong hoạt động kinh doanh, ai cũng biết mục tiêu cuối cùng là bán được nhiều hàng, mang lại doanh thu cao. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, gần gũi, muốn tiếp xúc gắn bó lâu dài. Tuy nhiên hiện nay, dưới áp lực doanh số mà hầu hết nhân viên bán hàng đều tỏ ra thiếu kiên nhẫn, họ chỉ mong nhanh chóng kết thúc quá trình chào hàng để phục vụ người khác nên không ngừng thúc giục khách, không cho khách hàng thời gian quyết định.
Một trong những thứ người tiêu dùng ghét nhất khi đi mua sắm là chịu áp lực, họ trả tiền để mua hàng, không phải mắc nợ ai cả. Thử tưởng tượng xem khi khách hàng đang ngắm những bộ váy rất xinh, băn khoăn không biết lựa chọn chiếc váy nào và cần thời gian suy nghĩ, nhưng nhân viên phụ trách tỏ ý không tiếp tục hợp tác, thúc giục họ quyết định chắc chắn vị khách hàng đó sẽ bỏ đi ngay lập tức. Hãy dành cho người mua một khoảng thời gian để ngắm, lựa chọn sản phẩm rồi hãy đưa ra lời đề nghị mua hay không thay vì bạn chỉ chăm chăm vào mục đích bán được hàng của mình.
2. Lỗ hổng kiến thức
Thiếu kiến thức là yếu tố tối kị trong bán hàng, nó thường xuất hiện ở những nhân viên mới vào nghề hoặc có sản phẩm mới vừa được nhập về. Khi bán hàng, điều cơ bản nhất mọi nhân viên phải nắm được là hiểu rõ về sản phẩm từ công dụng, nơi sản xuất, thành phần cấu tạo, quá trình bảo quản đến giá thành từ đó đưa ra lời khuyên cho khách hàng. Ngoài những kiến thức đó, họ còn phải cập nhật cho mình những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, vấn đề liên quan: ví dụ bán mỹ phẩm cần biết về make up, làm đẹp, lựa chọn màu sắc.
Sai lầm lựa chọn nhân viên của kinh doanh bán lẻ
Những lý do khiến khách hàng một đi không trở lại
Một nhân viên thiếu hiểu biết sẽ khiến khách hàng khó chịu, cảm thấy doanh nghiệp không tôn trọng người mua. Bên cạnh đó trong nhiều trường hợp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng từ sự tư vấn sai lầm, cung cấp thông tin không chính xác. Trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức này sẽ khiến khách hàng cảm thấy bạn là một người đáng tin cậy, và sản phẩm bạn bán cũng chất lượng như lời bạn nói vậy.
Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn biết cách làm chủ câu chuyện, biết cách dẫn dắt người mua đi đến cái kết cuối cùng. Trong thời buổi hiện nay, người tiêu dùng ngày càng tỏ ra sành sỏi trong lựa chọn đồ, thậm chí còn hiểu biết hơn cả những người bán hàng nên rất dễ xuất hiện tình trạng khách hàng là người dẫn dắt mọi thứ. Có kiến thức, làm chủ mọi thứ sẽ giúp bạn tự tin hơn, đạt được mục đích đồng thời tránh rơi vào thế bí không thể giải quyết.
3. Phân biệt đối xử
Có lẽ nhân viên bán hàng nào cũng sẽ thuộc lòng câu: “Khách hàng là thượng đế”, mà thượng đế là tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, giai cấp, người giàu – người nghèo, nam hay nữ, sang hèn. Tuy nhiên hiện nay các cửa hàng đều tỏ ra chào đón những người có tiền, giàu có, ngược lại tỏ ra khó chịu, thiếu sự chào đón với người có vẻ ngoài không đẹp. Đừng bao giờ phân biệt kẻ giàu – người nghèo bởi mọi người đều bình đẳng, nếu họ đã đến cửa hàng của bạn thì nên được chào đón như nhau, đây là một cách ứng xử chuyên nghiệp của nhân viên bán hàng có hiểu biết.
4. Lắng nghe khách hàng nhiều hơn
Lắng nghe khách hàng, điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng có nhiều nhân viên bán hàng thường quên mất điều này. Khi gặp khách hàng họ chăm chăm nói về sản phẩm, về cửa hàng của mình như một cái máy, những nhân viên này khi thấy có người quan tâm họ liền trình bày một bài diễn thuyết về sản phẩm đã được chuẩn bị trước, giới thiệu tất cả mọi thứ. Họ không nắm bắt được thực sự người tiêu dùng cần gì, họ có đủ kiên nhẫn để lắng nghe mình nói không hay ý kiến như thế nào.
Hãy chậm lại một chút, lắng nghe khách hàng nói, trong quá trình giao tiếp, hãy tạo ra tín hiệu là bạn đang có hứng thú thông qua các biểu hiện như gật đầu, tiếp xúc bằng ánh mắt hay tập trung cao độ Như vậy khách hàng vừa cảm thấy được tôn trọng lại vừa hài lòng về sản phẩm của bạn, họ cũng cảm thấy bạn bán hàng chuyên nghiệp