Nâng cao niềm tin khách hàng trong nghệ thuật bán hàng online

Kinh doanh trực tuyến không còn là xu hướng xa lạ với nhiều người. Thông qua hệ thống các website bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn và mua được sản phẩm ưng ý. Tuy nhiên, môi trường thương mại trực tuyến tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều rào cản, trong đó niềm tin khách hàng là một trong những khó khăn mà nhiều website bán hàng đang gặp phải. Do đó, nâng cao và xây dựng niềm tin của khách hàng là một yếu tố được nhiều người bán hàng và doanh nghiệp ưu tiên trong suốt quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Đây cũng là yếu tố tạo nên nghệ thuật bán hàng online mà người bán hàng nào cũng cần nắm rõ.

1. Cập nhập thiết kế

Với bất kỳ khách hàng thân thiết khi thường xuyên ghé thăm website cũng sẽ nhận ra một số lỗi hoặc thiết kế chưa hợp lý của website. Nếu bạn gần đây chưa cập nhập giao diện thiết kế website bán hàng, đây sẽ là một bất lợi lớn đối với bạn. Khách hàng có thể băn khoăn liệu bạn có muốn cập nhập website nữa không hay doanh nghiệp của bạn đã ngừng hoạt động mà không chăm chút cho website bán hàng. Thiết kế website bán hàng đẹp và chuyên nghiệp không chỉ mang lại cơ hội trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng mà còn là động lực khuyến khích người mua hàng lưu lại lâu hơn và tăng cơ hội bán hàng.

Cập nhập giao diện website trong nghệ thuật bán hàng online

Bạn có thể tham khảo các website bán hàng khác và lựa chọn cho mình giao diện phù hợp hoặc sử dụng các giao diện sẵn có và tùy chỉnh theo mong muốn. Thiết kế đẹp cần cân bằng giữa các khoảng trắng, hình ảnh, bố cục sản phẩm cùng các yếu tố khác. Nếu bạn sử dụng quá nhiều hình ảnh trên trang chủ hoặc trang con, khách hàng sẽ thấy khó khăn khi tìm kiếm sản phẩm. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các sản phẩm quá lớn sẽ khiến khách hàng không tập trung trong quá trình mua hàng. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn bố cục và thiết kế mới cho website của mình.

2. Khắc phục lỗi chính tả và ngữ pháp

Đối với các doanh nghiệp và người bán hàng, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, cách sử dụng câu không phù hợp với ngữ cảnh là những điều dù nhỏ nhưng gây ấn tượng không tốt đối với khách hàng. Người mua hàng sẽ cảm thấy khó có thể tin tưởng một công ty không cẩn trọng trong các nội dung quảng cáo và giới thiệu. Nếu bạn không tự tin trong khả năng viết và biên tập nội dung cho website, hãy thuê hoặc cộng tác với những chuyên gia, họ sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn này.

Nâng cao niềm tin khách hàng trong nghệ thuật bán hàng online

Nếu bạn cần một lý do chính đáng hơn để thuê nhân lực phụ trách nội dung, hãy nhớ rằng Google không thích thú với những website có nội dung sai chính tả và lỗi ngữ pháp. Thứ hạng của bạn trên kết quả tìm kiếm sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này trong khi đó, đối thủ của bạn sẽ có một lợi thế to lớn trong quá trình cạnh tranh.

Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người

Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Công ty thiết kế web bán hàng và  báo giá thiết kế website bán hàng  để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.

3. Cộng đồng mạng xã hội hoạt động sôi nổi

Mạng xã hội không chỉ là công cụ để website bán hàng tiếp cận khách hàng, mà còn là nơi khách hàng tìm hiểu và “theo dõi” website. Thông qua các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Google +, Zalo,..khách hàng có thể xem các bài đăng, bình luận và tương tác của bạn với những khách hàng khác. Do đó, nếu bài đăng gần nhất trên fanpage công ty của bạn là từ vài tháng trước, khách hàng sẽ cho rằng công ty của bạn đã hoặc chuẩn bị đóng cửa.

Tương tác trên mạng xã hội trong nghệ thuật bán hàng online

Nếu bạn đang có một fanpage hay các tài khoản mạng xã hội, hãy giành thời gian để cập nhập thông tin và bài đăng thường xuyên. Những thông điệp trên các mạng xã hội không phù hợp với trang web bán hàng, khách hàng sẽ thấy băn khoăn về website của bạn. Vì vậy, chăm sóc và cập nhập thường xuyên thông tin lên các mạng xã hội sẽ là bước cần thiết để củng cố lòng tin của khách hàng đối với website của bạn.

4. Các lựa chọn thanh toán

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng và công cụ hỗ trợ thanh toán trực tuyến tương thích với các shop bán hàng online. Tuy nhiên, khách hàng vẫn luôn lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin và không phải ai cũng muốn chia sẻ thông tin tài khoản mỗi khi muốn thanh toán và mua hàng. Nhiều khách hàng khác lại thích thanh toán thông qua ví điện tử vì không cần điền thông tin thẻ mỗi lần thanh toán.

Đa dạng hình thức thanh toán trong nghệ thuật bán hàng online

Do đó, hãy nhớ đưa ra nhiều lựa chọn thanh toán cho khách hàng trên website của bạn. Trước khi tích hợp, bạn cần tự mình kiểm tra để đảm bảo các lựa chọn này hoạt động an toàn và phù hợp với khách hàng của mình. Bạn có thể tích hợp các ứng dụng thanh toán từ Bảo Kim, Ngân Lượng, OnePay hoặc từ hệ thống các ngân hàng trong nước và cả lựa chọn thu tiền khi nhận hàng nữa. Với nhiều lựa chọn thanh toán, khách hàng sẽ thấy thoải mái hơn khi thanh toán.

5. Hệ thống bảo mật

Bảo mật thông tin khách hàng từ lâu vẫn luôn là mối quan tâm của người mua hàng online. Giống nhau hệ thống cảnh báo tại các hộ gia đình giúp người chủ nhà luôn an tâm, hệ thống bảo mật thông tin cho website cũng là công cụ không thể thiếu với cả người bán và người mua hàng. Với việc cung cấp thông tin về hệ thống bảo mật mà website đang sử dụng, bạn sẽ tiếp thêm tự tin và gây dựng lòng tin cho khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký bảo hộ website trên các hệ thống bảo mật thông tin và hiện hữu các thông tin ấy tại trang chủ, trang đặt hàng và trang thanh toán. Ngoài ra, bạn có thể hiên thị logo hoặc đường link dẫn đến các trang đăng ký để khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về website và hệ thống bảo mật.

6. Thông tin thanh toán

Đây được xem là con đường tốt nhất để xây dựng và củng cố niềm tin của khách hàng trực tuyến. Không ít trường hợp khách hàng sau thanh toán đã không nhận được sản phẩm hoặc không thể hoàn trả sản phẩm. Điều này gây khó khăn và khiến nhiều khách hàng có cái nhìn không tốt về thị trường thương mại điện tử. Chỉ với một vài thông tin cơ bản, bạn đã có thể tăng thêm lòng tin của khách hàng đối với website và công việc kinh doanh của mình. Mặc dù khách hàng có thể hiếm khi sử dụng đến địa chỉ email hoặc gọi điện thoại. Họ cũng không có thắc mắc gì cần bạn hỗ trợ qua chat live hoặc tin nhắn. Nhưng đó không phải là lý do để bạn thiếu đi những thông tin này. Khách hàng sẽ thấy an tâm và tin tưởng hơn khi được nhìn thấy những thông tin này trên website của bạn.

Thông qua những gợi ý trên đây, bạn có thể áp dụng và củng cố niềm tin của khách hàng qua đó giúp bạn có thể bán hàng dễ dàng hơn và nắm bắt được nghệ thuật bán hàng online nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Đôi điều bạn học được từ sự thành công của Victoria Beckham

9 điều thú vị có thể bạn chưa biết về tỷ phú Bill Gates

8 câu nói tiếp lửa từ những CEO hàng đầu thế giới

(Theo http://blog.hubspot.com/)


Chia sẻ bài viết này