Kinh doanh cà phê cũng giống như nhà hàng, đều phải có sự đầu tư rất lớn cả về trí lực lẫn tài lực nếu muốn thành công. Vì vậy công đoạn chuẩn bị luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, bạn phải làm đầy đủ các bước, dự trù ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo việc phát triển ổn định. Trong phần 1 của bài viết Mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? chúng tôi đã chia sẻ 4 việc mà bạn nên nghiên cứu thật kĩ. Tiếp tục với phần 2 này chúng tôi sẽ gợi ý những yếu tố cũng quan trọng không kém khác.
5. Trang trí và lắp đặt thiết bị
Khách hàng đến quán cà phê là để thư giãn và sẽ ngồi lại trong khoảng thời gian nhất định, vì vậy họ quan tâm không chỉ là chất lượng của thức uống mà còn cả không gian bên trong quán. Chắc chắn một quán cà phê nhếch nhác, sắp xếp không trật tự và thiếu điểm nhấn sẽ bị mất điểm trong mắt khách hàng, thế nên công tác trang trí, lắp đặt thiết bị là rất cần thiết.
Tuỳ thuộc vào phong cách quán và đối tượng khách hàng đã chọn ở các bước trước đó mà bạn có những cách trang trí khác nhau. Ví dụ với cà phê sách, bên cạnh không gian để khách thưởng thức cà phê thì việc bài trí các giá sách cũng làm nên sự đặc biệt của quán. Giá sách phải gần với các bàn nhưng không được quá cao vừa chắn ánh sáng vừa tạo cảm giác áp lực. Hay như quán cà phê dành cho giới trẻ, những hoạ tiết độc đáo trang trí tường gây ấn tượng hơn. Ngoài không gian tổng thể bạn cũng nên chú ý đến các chi tiết trang trí nhỏ, rất nhiều người thường tỏ ra thích thú với chiếc đồng hồ cổ, cây đèn nhỏ hay các chậu hoa mini của quán cà phê.
Các thiết bị cần thiết trong quán có thể kể đến như hệ thống chiếu sáng, hệ thống máy lạnh, hệ thống mạng Internet,… Đặc biệt bạn nên sử dụng các giải pháp hiện đại để quản lý quán cà phê của mình thay cho sổ sách thông thường, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí cũng đơn giản gian, tránh sai sót hơn. Một số giải pháp điển hình như Phần mềm quản lý quán cà phê rất được ưa dùng hiện nay.
6. Chuẩn bị nguyên liệu và các vật dụng cần thiết
Nguyên liệu để pha chế cà phê và các thức uống khác là rất quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm của bạn, vì vậy khâu lựa chọn, thẩm định cần là thật kĩ lưỡng. Để đảm bảo thì tốt nhất bạn nên mời một chuyên gia cà phê để nhận được những lời khuyên đúng đắn.
Ngoài nguyên liệu thì những vật dụng như cốc, ly, máy xay, chén đĩa,… cũng là thứ không thể thiếu, hãy tham khảo thật kĩ trước khi mua để có giá rẻ nhất. Những vật dụng này nên cùng một kiểu để tạo thành bộ nhận dạng thương hiệu riêng cho quán của bạn.
7. Tuyển nhân viên
Vì mở quán cà phê là loại hình kinh doanh dịch vụ nên chất lượng phục vụ phải được đặt lên hàng đầu. Khi tuyển nhân viên bạn nên kiểm tra kỹ năng của họ thật kỹ để chắc rằng họ có đủ sự nhanh nhạy trong những tình huống phát sinh. Quán cà phê thường có một số nhóm nhân viên như sau:
– Nhân viên pha chế: Là những người trực tiếp pha các thức uống cho khách, nên cần phải có những kiến thức chuyên môn riêng về cà phê, ngoài ra cũng cần khả năng sáng tạo.
– Nhân viên phục vụ: Đây là những nhân viên phải tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất, ngoại hình, cách ứng xử là các điều kiện rất quan trọng để bạn đánh giá khả năng của họ.
– Nhân viên lễ tân: Là những người tiếp đón khách nên điều kiện tiên quyết là phải có ngoại hình ổn và đồng đều.
– Quản lý: Nếu quán cà phê của bạn có quy mô lớn thì rất cần nhân viên quản lý bao quát toàn bộ tình hình và báo cáo chi tiết với bạn.
8. Lên kế hoạch tiếp thị
Kinh doanh thì không thể thiếu tiếp thị nếu muốn thu hút khách hạng, đẩy mạnh doanh số trong thời gian ngắn. Ngay khi quán cà phê được lên kế hoạch xây dựng thì bạn đã phải tạo ra những chiến lược tiếp thị rồi, như vậy khi đi vào vận hành mới có ngay lượng khách đầu tiên.
Các chiến lược tiếp thị nên chia ra làm ngắn hạn và dài hạn, trực tuyến và ngoại tuyến để bao phủ hết các đối tượng khách hàng. Bạn nên thực hiện tiếp thị có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng và thường xuyên. Ví dụ tại thời điểm khai trương, để thu hút khách hàng bạn nên tạo ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc tặng kèm quà, hay vào những dịp đặc biệt như Valetine, Giáng sinh,… bạn cũng cần có chương trình để tạo điểm nhấn riêng.
Mở quán cà phê nói thì dễ nhưng làm mới thấy hết khó khăn, chỉ hi vọng những gợi ý của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những việc cần phải làm để lên kế hoạch chuẩn bị tốt nhất.
Đọc thêm bài viết khác tại đây:
Ý tưởng kinh doanh quán cafe ngủ
Kinh doanh cafe sách – còn hơn cả nghệ thuật
Mở quán cà phê cần chuẩn bị những gì? (P1)