POS thực sự là một hệ thống quản lý bán hàng hữu hiệu mà các doanh nghiệp nhất định phải triển khai sử dụng. Với những ưu điểm vượt trội mà hệ thống này đem lại thì không có lý do gì mà các nhà kinh doanh bán lẻ lại không áp dụng hình thức quản lý bán hàng thực sự có giá trị này cả.
1. Tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu
Tuy doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền đầu tư phần mềm lúc ban đầu nhưng lại có thể tiết kiệm được chi phí trong hoạt động kinh doanh nhờ công nghệ quản lý hiện đại. Ngân sách đầu tư phần mềm quản lý bán hàng sẽ hoàn vốn nhanh chóng khi bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí lao động đồng thời tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận kinh doanh.
Vì mọi thao tác từ nhập hàng, bán hàng, in hóa đơn, thống kê doanh số đều được thực hiện trên hệ thống nên chỉ cần một số lượng nhân viên để làm một khối lượng công việc lớn. Do đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí thuê nhân công nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kinh doanh.
Phần mềm quản lý bán hàng còn giúp chủ doanh nghiệp theo dõi lượng hàng tồn kho ở từng thời điểm, điều này sẽ giúp giảm thiểu số tiền đang chôn vốn trong các sản phẩm bán không chạy và loại trừ doanh số bán hàng bị mất do hàng tồn kho không đủ.
Khách hàng thường ghé thăm một cửa hàng bán lẻ độc lập cho biết thêm thông tin, mục đích để mua một sản phẩm cụ thể, nhận thức của họ về sản phẩm bổ sung hoặc dịch vụ được cung cấp bởi nhà bán lẻ có thể còn hạn chế, hoặc đơn giản đó không phải là trọng tâm của họ. Các nhà bán lẻ có thể gia tăng doanh số của sản phẩm và dịch vụ, thậm chí hiệu quả hơn so với cách in truyền thống POP.
2. Cắt giảm bớt nhân viên nhưng lại tăng hiệu suất bán hàng
Với phần mềm quản lý bán hàng, mọi thao tác được thực hiện chỉ bằng một cú click chuột, giúp nhân viên bán được khối lượng hàng hóa lớn trong thời gian ngắn. Việc thanh toán, trả hàng, in hóa đơn cho khách rất nhanh chóng và chính xác, khiến khách hàng không phải chờ đợi lâu. Phần mềm còn hỗ trợ việc thực hiện hoạt động giảm giá, chiết khấu, khuyến mãi cho khách hàng và khách hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng vô cùng tiện lợi.
Phương thức bán hàng truyền thống phải sử dụng rất nhiều nhân viên và khi quy mô cửa hàng càng mở rộng thì số nhân viên càng tăng lên.
Trái lại, phần mềm quản lý bán hàng giúp cho nghiệp vụ bán hàng nhanh và chính xác hơn rất nhiều. Một nhân viên có thể bán hàng và thanh toán cho nhiều khách hàng dễ dàng. Nhờ đó, doanh nghiệp vừa tăng hiệu suất bán hàng lại vừa có thể cắt giảm nhân lực để tiết kiệm chi phí.
Khi áp dụng hệ thống POS sẽ giảm thiểu nguồn nhân lực dành cho các công đoạn phục vụ như trong nhà hàng sẽ là bộ phận nhân viên gọi món, nhân viên bưng bê… Do đó có thể nhân viên của cửa hàng sẽ được dành cho việc marketing chào mời khách hàng vào của hàng.
3. Hướng đến khách hàng trong mọi trường hợp
Trong một thế giới mà người dùng có thể truy cập các kênh thông tin mua hàng từ máy tính, máy tính bảng, smartphone. Với một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp kết hợp với các module hỗ trợ sẽ giúp người tiêu dùng dễ nhận ra những sản phẩm và dịch vụ mà họ quan tâm.
Phần mềm quản lý bán hàng đã đơn giản hóa và rút ngắn thời gian của các giao dịch giúp nhân viên cửa hàng phục vụ được nhiều khách hàng cùng lúc, khách hàng không mất nhiều thời gian chờ đợi tính tiền, nhận sản phẩm. Quy trình bán hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, khiến khách hàng luôn hài lòng.
Cơ hội kinh doanh online cho 40 triệu người
Tăng doanh thu gấp 3 lần khi kinh doanh online không còn khó nữa. Tìm hiểu ngay Bảng giá website bán hàng và công ty thiết kế web bán hàng tốt để bắt đầu thúc đẩy doanh số của bạn nào.
Khi sử dụng phần mềm này, doanh nghiệp không mất thời gian thu thập thông tin về khách hàng để phục vụ cho chiến lược kinh doanh. Mọi thông tin và lịch sử mua hàng của khách đều được lưu trữ trên hệ thống và là những thông tin “vàng” để sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị.
Thông qua đó, doanh nghiệp có thể theo dõi khách hàng thường mua những gì, nắm bắt được thói quen mua sắm của họ để có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong nhiều phòng trưng bày sản phẩm, chẳng hạn như thiết bị ngoài trời và các đại lý bán lốp xe, luôn luôn có thời gian chờ đợi đối với một dịch vụ cụ thể, các mẫu đang được lắp ráp hoặc khách hàng phải chờ đến lượt của mình. Đối với các nhà bán lẻ họ sử dụng POS để hiển thị các thông tin chuyên đề, hoặc để phục vụ giải trí cho các khách hàng đang chờ đợi. Một thông tin quảng cáo trên POS đặt ở nơi khách hàng chờ đợi sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thời gian chờ đợi dường như ít hơn, đồng thời có thể gửi đến những thông báo cho khách hàng.
Xem thêm: Cách sử dụng máy tính hiệu quả cho công việc kinh doanh
Bắt kịp xu hướng kinh doanh thời trang đầu năm 2018