Lý do shop thời trang của bạn phải đóng cửa ngay lập tức

Bạn chưa kịp mua hàng tại cửa hàng thời trang vừa quảng cáo, tháng trước tháng sau đã thấy nó đóng cửa, treo biển “cho thuê cửa hàng”. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những trường hợp như thế này xảy ra rất nhiều trên các con phố. Rất nhiều cửa hàng thời trang mọc ra nhưng không phải ai kinh doanh cũng thành công trong lĩnh vực này. Nếu bạn đang có ý định bước chân vào kinh doanh thời trang, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nên tránh những sai lầm chết người trong kinh doanh thời trang:

1. Giá cả mập mờ

Bạn không công bố mức giá cuối cùng mà người mua sẽ trả, lật lọng về giá là “chiêu thức” mà không ít shop kinh doanh cả online lẫn offline áp dụng cho shop thời trang của họ. Những hành động như treo giá cả ngoài cổng hay trên mạng một đường nhưng lại “hét giá” tại shop một nẻo cứ vậy mà diễn ra. Chính vì điều này mà khách hàng có lẽ sẽ chẳng quay lại cửa hàng của bạn lần thứ 2. Vậy nếu cứ tiếp tục “con đường cũ” thì sẽ có bao nhiều khách tiếp theo sẽ đến cửa hàng của bạn. Kinh doanh kiểu này thì không sớm thì muộn shop cũng phải đóng cửa vì không có khách mà thôi.

 

Một vấn đề khác liên quan đến giá, đó là giá của bạn chưa phải là “rẻ nhất”. Giá cả của cửa hàng bạn thiếu cạnh tranh khi mà những shop thời trang mọc lên như nấm sau mưa và khách hàng thì có nhiều quyền lựa chọn như hiện nay. Bạn sẽ khó mà kinh doanh và phát triển được nếu bạn không có được một cái nhìn chi tiết về đối thủ của bạn, về mức giá mà đối thủ của bạn đang áp dụng cho shop của họ.
Ai đi mua hàng cũng vậy thôi, để mua được một sản phẩm thì khách hàng không chỉ đến mỗi cửa hàng của bạn mà khách hàng còn tham khảo giá cả và chất lượng ở một vài shop khác nữa. Một sự so sánh sẽ được lựa chọn để cân nhắc cho việc sản phẩm của bạn có được khách hàng chấp nhận hay không. Cùng một sản phẩm mà giá bạn bán đắt hơn thì bạn hiểu là như thế nào rồi đó.

Ý tưởng kinh doanh thời trang độc đáo cho người nhàn rỗi

Những lưu ý khi lấy hàng kinh doanh thời trang tại các shop khác

2. Nhập hàng quá nhiều

Một sự thật trong kinh doanh là không phải bạn cứ có vốn mạnh là bạn kinh doanh thành công mà điều quan trọng là bạn có biết phân bổ nguồn lực đó một cách hợp lý hay không, chiến lược kinh doanh của bạn có đang đi đúng hướng hay không. Không ít shop quần áo kể cả những shop có kinh nghiệm vì ham giá rẻ mà nhập hàng với số lượng lớn từ đó tiêu thụ hàng không hết. Áo quần là hàng nhanh cũ, nhanh lỗi môt, lâu ngày phải cất trong kho do đó khi hàng hóa không bán được, hàng tồn kho tăng lên thì bạn phải tốn không ít thiệt hại, vòng xoay của vốn bị ngừng trệ.
Ngược lại bạn nên có kế hoạch nhập hàng khoa học, nhập ít thăm dò khách hàng trước nếu bạn chưa thực sự chắc chắn về tiềm năng của thị trường. Ngoài ra để chắc chắn hơn nữa và tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn các mẫu hàng yêu thích thì bạn nên kết hợp với bán hàng online có thể chọn phương thức order để tiết kiệm chi phí.

3. Phàn nàn về khách hàng trên mạng xã hội

Với xu hướng phát triển của internet và công nghệ như ngày nay thì việc tạo và dùng một mạng xã hội nào đó là điều hết sức bình thường. Bạn có một tài khoản cá nhân và khách hàng cũng vậy. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của các mạng xã hội là tính lan truyền mà thuật ngữ chuyên ngành người ta hay gọi là viral. Điều này có nghĩa là khi bạn than phiền về một khách hàng nào đó kiểu như “hàng thì không mua mà hỏi nhiều, trả giá nhiều, bực” thì như một điều tất yếu không sớm muộn gì thì nó cũng đến tai khách hàng. Và như một sự thật hiển nhiên “gậy ông đập lưng ông” khách hàng sẽ dần sa lánh và không có thiện cảm với shop của bạn. Bạn nên nhớ, khách hàng khi mua một sản phẩm nào đó thì ngoài việc họ mong muốn mua được một sản phẩm ưng ý về chất lượng và giá cả thì họ còn muốn nhận được một tâm lý hài lòng nhất khi mua hàng với nhân viên bán hàng. Bạn phải cho họ điều đó chứ không phải phê phán hay nhận xét điều đó.

4. Làm phiền hay spam

Hiện hay rất nhiều shop thời trang lợi dụng những tiện ích sẵn có của mạng xã hội mà làm rất nhiều việc gây phiền toái cho khách hàng. Hằng ngày bạn nhận được những kiểu như “bạn được tag, đề cập trong một post, ảnh…Bạn không những không có cảm tình với những kiểu quảng cáo hay bán hàng như vậy mà ngược lại còn ghét, ẩn hoặc thậm chí là hủy kết bạn với những người đó. Nhiều trường hợp khác là xây dựng những ứng dụng để post tràn lan lên tường của bạn. Khách hàng coi hành động này là quấy nhiễu. Hãy để khách hàng của bạn có quyền quyết định điều này, họ làm chủ chứ không phải là bạn.

5. Kết luận

Dù bạn kinh doanh thời trang theo hình thức nào, online hay offline thì bạn cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và cố gắng tránh xa những điều làm các “ thượng đế” phật lòng bởi họ là những người mang doanh thu trực tiếp đến cho bạn. Mắc phải những sai lầm nghiêm trọng và chúng được lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ gây ức chế và khó chịu cho khách hàng, đó là lý do khách hàng rời xa bạn “mãi mãi”


Chia sẻ bài viết này