Lợi thế cạnh tranh của các cửa hàng bán lẻ là gì?

Rõ ràng, bán lẻ là lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh ở Việt nam bởi rất nhiều lý do. Một trong số đó là bởi cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, tạo ra sức mua lớn, cùng với mức chi tiêu cao đã tạo nên một thị trường bán lẻ khổng lồ. Hiện nay, gần 2/3 dân số nước ta nằm trong độ tuổi từ 15 – 64, đây chính là tiềm lực mạnh mẽ để thị trường bán lẻ phát triển, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Giới trẻ chính là yếu tố quyết định xu hướng tiêu dùng và thị trường của loại hàng hóa nào sẽ được mở rộng bỏi nó chủ yếu phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.

Trong khi số doanh nghiệp bán lẻ nội địa chiếm một số lượng không nhỏ trên thị trường. Đó là Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tập đoàn Đại Dương với hệ thống OceanMart, hoặc Công ty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp với tên gọi Eximart,…Đây đều là những doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, cũng đã chiếm thị phần lớn nhưng chưa thể phát triển hùng mạnh và chưa có khả năng tạo ra xu thế mua sắm riêng để thu hút khách hàng.

Như vậy, có thể thấy rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam giờ như một chiếc bánh ngọt có mùi vị, hương thơm hấp dẫn các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Vậy giải pháp nào cho các doanh nghiệp nội trước mối nguy cơ bị lấn chiếm thị phần này?

1. Các doanh nghiệp nội phải có kênh phân phối hợp lý

Doanh nghiệp bán lẻ phải xác định được địa điểm tiêu thụ của doanh nghiệp tại các cửa hàng bán lẻ như thế nào? Địa điểm được lựa chọn phải liên quan đến yếu tố địa lý và khách hàng đồng thời cụ thể hoá các lựa chọn này trong chiến lược phân phối. cung cấp hàng hóa cho các cửa hàng bán lẻ ở đâu? Phân phối cho đối tượng nào?

2. Khách hàng muốn gì?

Nghiên cứu khách hàng là vô cùng quan trọng, nếu bạn không biết khách hàng cần gì thì làm sao bạn cung cấp đúng sản phẩm khách hàng cần? Biết được người tiêu dùng cần gì còn giúp doanh nghiệp triển khai chiến dịch đúng đắn, tiết kiệm tiền bạc, thời gian.

3. Cửa hàng bán lẻ có nguồn cung ứng ổn định

Rõ rằng chẳng người tiêu dùng nào muốn mua một mặt hàng với nhiều giá cao khác nhau. Trong bán lẻ nguồn cung ứng hàng phải đảm bảo giá cả hợp lý, không qua một khâu trung gian nữa (đỡ đội chi phí lên), chất lượng an toàn thực phẩm rất là quan trọng. Và cần có một mối hợp tác, liên kết theo kiểu một chuỗi cung ứng để đảm bảo kinh doanh tăng trưởng ổn định.

4. Yếu tố con người

Kể cả bạn sử dụng máy móc hiện đại đến đâu, yếu tố con người luôn hiện hữu. Nhất là trong bán lẻ, nhân viên bán hàng giữ một yếu tố quan trọng, bán hàng với khuôn mặt niềm nở, thao tác làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, giúp khách hàng cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà bạn cung cấp, điều này thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển mạnh mẽ hơn.

Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian, công sức nhưng chúng ta vẫn có lý do để tin vào tương lai tươi sáng của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ câu nói “người Việt dùng hàng Việt”.

Xu hướng nổi bật của kinh doanh bán lẻ năm 2015 (P1)

Mẹo hút khách cực hiệu quả cho cửa hàng bán lẻ

Gia tăng sức cạnh tranh cho các cửa hàng bán lẻ


Chia sẻ bài viết này