Lên ý tưởng kinh doanh bạn cần những gì?

Bạn muốn cải thiện mức thu nhập hàng tháng? Bạn muốn làm chủ công việc kinh doanh của chính mình? Bạn thấy chán nản việc ngồi một chỗ 8 – 10 tiếng một ngày tại văn phòng? Bạn muốn bắt đầu lên ý tưởng kinh doanh cho riêng mình. Bạn sẽ không hề thấy mình khác biệt bởi có rất nhiều người đang lên ý tưởng giống bạn. Tất nhiên, mọi khởi đầu không phải là điều dễ dàng nhưng họ yêu thích kinh doanh, được tự mình trải nghiệm là một trong những điều vô cùng bổ ích. Vậy bạn cần những gì trước khi bắt đầu, dưới đây là những gợi ý của chúng tôi khi bạn định khởi nghiệp cho chính mình.

1. Đưa ra ý tưởng

Mỗi một doanh nghiệp hay một người khi lên kế hoạch kinh doanh đều bắt đầu bằng một vài ý tưởng kinh doanh cụ thể. Có thể đó là một ý tưởng nào đó xuất phát từ những thứ bạn thực sự am hiểu và đam mê, hoặc có thể bạn nghĩ rằng ý tưởng kinh doanh đó sẽ lấp đầy một khoảng trống mà trên thị trường đang cần. Hãy đến với một danh sách các doanh nghiệp mà bạn có thể nhìn thấy có điểm tương đồng giống mình. Bạn có thể bắt đầu trở thành một nhà kinh doanh bằng các sản phẩm cụ thể hoặc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trẻ em hay phát triển các ứng dụng, dạy kèm trực tuyến.

Một lựa chọn khác để bắt đầu cho công việc kinh doanh của bạn nhận lại được nhượng quyền thương mại của một công ty đã được thành lập. Nếu bạn chọn cách này, cũng sẽ có rất nhiều việc bạn cần phải làm. Mặc dù, thương hiệu đã có sẵn song cách điều hướng hoạt động, điều hành, lên ý tưởng lại rất quan trọng, bạn sẽ phải là người cầm cân nảy mực cho mọi hoạt động của công ty sau này. Khi bạn đã suy nghĩ xong về ý tưởng kinh doanh. Một khi bạn đã thu hẹp danh sách các ý tưởng xuống, chỉ còn một hoặc hai ý tưởng, điều quan trọng tiếp theo là bạn sẽ phải xem xét lại mô hình kinh doanh của mình. Tìm hiểu những gì các nhà lãnh đạo thương hiệu hiện tại đang làm và tìm hiểu làm thế nào bạn có thể làm điều đó tốt hơn họ. Nếu bạn nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp một cái gì đó nhanh hơn, rẻ hơn, chất lượng hơn mà các công ty khác không làm được, lúc này tôi tin rằng, bạn đã có một ý tưởng vững chắc và đã sẵn sàng để tạo ra một kế hoạch kinh doanh của riêng mình.

2. Lên một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể

Ý tưởng kinh doanh đã xong, bây giờ điều cần làm là phải phác họa bức chân dung cho thật rõ ràng. Có một số câu hỏi quan trọng bạn cần phải tự hỏi mình: Mục đích kinh doanh của bạn là gì? Bạn định bán nó cho ai? Mục tiêu cuối cùng cần đạt được? Chi phí bắt đầu là bao nhiêu của bạn?… Trả lời càng cụ thể, kế hoạch càng chi tiết.

Một kế hoạch kinh doanh đúng đắn giúp bạn tìm ra lối đi chuẩn, đưa ra một vài khó khăn tiềm tang giúp bạn chủ động hơn khi xử lý nếu gặp phải. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi khi bạn lên kế hoạch chi tiết: Mục tiêu mở rộng của bạn và làm thế nào thỏa mãn nhu cầu của thị trường, nghiên, cung cấp dịch vụ hay dòng sản phẩm bao gồm cả thông tin về bản quyền và các hoạt động tổ chức và quản lý của công ty. Chiến lược để thâm nhập thị trường và tăng trưởng. Chi phí ước tính và yêu cầu tài trợ (nếu bạn cần hỗ trợ về tài chính).

Nếu bạn đang cảm thấy một chút áp lực và còn nhiều thiếu sót, hãy tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm đi trước. Điều này có vẻ giống như một nhiệm vụ khó khăn, nhưng đó là một bước quan trọng để công ty, doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững hơn.

3. Đánh giá khả năng tài chính

Bạn đã đánh giá gần đúng số tiền ước tính bạn phải bỏ ra để kinh doanh, vậy từng khoản cần chi tiêu như thế nào để chi phí là tối thiểu, đây là một trong những bài toán khó với không ít người bắt đầu khởi nghiệp. Từ bản kế hoạch cụ thể, phần nào bạn đã mường tượng ra những khoản tiền phải thu chi, mặc dù vậy, nếu công việc phát sinh nhiều, đòi hỏi phức tạp hơn, lúc đó bạn chắc chắn phải cần đến một ngũ kế toán chuyên biệt.

Bắt đầu khởi nghiệp có thể là một ý tưởng kinh doanh mạo hiểm, nhưng nếu được trang bị các công cụ thích hợp và nắm bắt nhiều thông tin, bạn có thể phát triển con đường riêng của mình..

Bắt đầu kinh doanh thời trang Handmade online như thế nào?

Những ý tưởng làm giàu tuyệt vời 2015

Những ý tưởng kinh doanh kem tươi có 1-0-2

 


Chia sẻ bài viết này