Vertical ecommerce – xu hướng thương mại điện tử 2015

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ cùng với xu hướng bùng nổ của công nghệ thông tin trên toàn cầu. Và đặc biệt ở Việt Nam xu hướng này đang từng bước đứng vững và phát triển không ngừng. Được dự đoán là xu thế mạnh mẽ của những năm tới đây, vertical ecommerce, thương mại điện tử ngành dọc đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.

Sự chuyên môn hóa vào một đối tượng hàng hóa cụ thể khiến doanh nghiệp tìm kiếm triệt để các ưu việt nhất của sản phẩm và giảm thiểu sức cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử. Và hãy xem xu hướng này đưa ra những mới mẻ gì:

1. “Sản phẩm độc” và sức cạnh tranh hiệu quả

Sự xuất hiện các sản phẩm độc đáo gây hứng thú cho khách hàng là điều mà mọi nhà kinh doanh nào cũng đều muốn có. Tính cạnh tranh ít, tính độc quyền trên thị trường cao và đồng nghĩa với những nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Bạn có trong tay sản phẩm độc đáo thì việc khách hàng tìm đến nhiều hơn là việc bạn phải bỏ ra quá nhiều chi phí để quảng bá sản phẩm. Cạnh tranh chiều dọc bạn có thể chuyên biệt một sản phẩm. Các lợi thế cạnh tranh lợi thế về giá là tối ưu. Và với các công cụ tìm kiếm, sản phẩm của bạn luôn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Hiện nay các doanh nghiệp cũng những người kinh doanh nhỏ vẫn luôn hướng đến tính chuyên môn cao hơn. Khi thị trường dần bão hòa, các nhà kinh doanh phải tìm cách để làm mới sản phẩm của họ để khách hàng có thể quay lại hoặc thu hút thêm nguồn khách hàng mới, hơn nữa với một chiều sâu nhất định về hàng hóa họ đang kinh doanh cũng sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Xu hướng thương mại điện tử sẽ gần hướng tới sự độc đáo hơn tính đại trà.

2. Thương mại điện tử tăng lợi nhuận hiệu quả

Việc khai thác riêng biệt một sản phẩm nhất định sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng về nhóm sản phẩm đó. Tránh sự đầu tư dàn trải mà không hiệu quả. Xu hướng chuyên môn hóa sẽ ngày càng rõ rệt hơn.

Hiện nay trên các trang mạng xuất hiện ngày càng nhiều các trang web chuyên về quần áo, đồng hồ, hay thậm chí cả về rau sạch, những nhu cầu phổ thông hằng ngày. Điều này tối ưu hóa sự tìm kiếm và cho khách hàng sự lựa chọn tốt hơn về sản phẩm đó, tạo uy tín và sự tin tưởng tốt hơn. Đặc biệt các kênh về thời trang đang phát triển mạnh mẽ. Các nhà kinh doanh hoặc sản xuất sẽ đáp ứng sâu hơn nhu cầu của khách hàng hơn là đáp ứng nhu cầu đại trà. Thay vì đáp ứng nhu cầu mặc, thì sẽ sâu hơn là mặc sao cho đẹp và những bộ quần áo với phong cách mới thay đổi hằng ngày, hay các xu hướng thời trang theo mùa và cá tính từng người. Nhu cầu có một nhà thiết kế riêng một ngày nào đó có thể sẽ thành hiện thực.

Dây chuyền cung ứng truyền thống tốn chi phí đáng kể cho cả nhà bán lẻ lẫn nhà bán buôn bởi việc thuê cửa hàng, kho hàng, nhà kho tổng. Bằng việc nắm trong tay cả dây chuyền cung ứng, các công ty vertical ecommerce đã loại trừ rất nhiều chi phí ra khỏi bảng tính. Đó là một tin tức tốt cho người tiêu dùng. Họ có thể có được những mặt hàng chất lượng cao với giá thấp hơn so với các cửa hàng tạp hóa hay từ những nhà bán lẻ khác.

3. Phát triển cùng xu hướng về sử dụng thiết bị di động

Cùng với sự gia tăng về thị trường “ngách” thương mại điện tử sẽ tối ưu hóa với các thiết bị di động cầm tay. Sự phát triển của các thiết bị cầm tay và những tính năng ưu việt của dòng sản phẩm này đang dần chiếm lĩnh các hoạt động sử internet của hầu hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Thay vì mất thời gian mở máy tính và đăng nhập đủ các diễn đàn thì chỉ với các thao tác đơn giản từ các thiết bị di động, Ipad có kết nối mạng chúng ta có thể dễ dàng có được sản phẩm hay thông tin mình mong muốn mọi lúc mọi nơi.

Xu hướng vertical ecommerce sẽ gắn liền với sự tối ưu giao diện của các thiết bị cầm tay, và thương mại điện tử sẽ càng phát triển hơn nữa và chuyên nghiệp hơn nữa.

4. Những khó khăn thương mại điện tử còn phải đối mặt

Bên cạnh những công ty thành công thì có hàng ngàn các nhà bán lẻ online khác đang kinh doanh một cách chật vật. Những công ty vertical ecommerce rất khó để bắt đầu và càng khó hơn để tăng quy mô. Vì chi phí gia nhập ngành ngày càng cao lên và để thực sự phát triển sâu hơn đòi hỏi am hiểu và tìm hiểu sâu hơn nhu cầu của khách hàng, đó là cả một khoản chi phí khá lớn cho hầu hết các doanh nghiệp.

Các nhà bán lẻ bình thường đều đặt hàng rất ít với các nhà sản xuất để hạn chế tổn thất nếu không bán được hàng. Vertical ecommerce chỉ có thể đạt hiệu quả và cho lợi nhuận khi công ty hoạt động với quy mô lớn, đồng nghĩa với việc cần vốn đầu tư lớn.

Tuy nhiên, những nhược điểm này cũng có mặt tốt. Tất cả những thách thức này tạo ra một rào chắn tự nhiên ngăn cản bước chân của nhiều công ty. Điều này có nghĩa là chỉ cần một khi công ty áp dụng chiến lược thành công thì họ sẽ không phải lo về việc bị vượt mặt bởi những kẻ ăn theo. Đó là sự độc đáo riêng mà mỗi công ty phải tự tìm kiếm cho riêng mình và phải thành công với điều đó. Thay vì tập trung vào các sản phẩm đại trà hay đáp ứng nhu cầu thông thường, thì các công ty thương mại điện tử cần đi sâu hơn và thực sự có tập khách hàng trung thành luôn theo dõi họ.

Có thể bạn cần biết:

Xu hướng thương mại điện tử sáng tạo năm 2015

5 xu hướng thương mại điện tử trên di động

4 lưu ý khi kinh doanh theo xu hướng thương mại điện tử


Chia sẻ bài viết này